Rung chân đôi khi là thói quen, nếu lặp đi lặp lại sẽ thành tật và hơn thế nữa, đôi khi rung chân còn là biểu hiện của bệnh lý nào đó.
BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ sinh ngày 20/9/1963, tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Y học cổ truyền năm 2005.
Hiện bác sĩ là: Giảng...
Trong khi làm việc hay sinh hoạt, chắc hẳn ai đó ít nhất cũng một lần đã từng rung chân, thậm chí đây còn là thói quen khó bỏ của nhiều người. Không ít chị em cho rằng, mỗi khi căng thẳng hay dành sự tập trung cho việc gì đó, việc rung chân sẽ khiến họ cân bằng và giúp đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Chị Như Nguyệt (34 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, chị làm công việc văn phòng, đôi khi đối diện với đống sổ sách khiến chị rất căng thẳng, mỗi lần như vậy chị thường rung chân trong vô thức. “Có những lúc tôi còn không ý thức được mình đang rung chân, nó như thói quen vậy nhưng như thế tôi lại thấy mình tập trung làm được việc hơn”, chị Nguyệt chia sẻ.
Chính bởi thói quen này, không ít lần chị Nguyệt phải tẽn tò với hành động của mình. “Có lần tôi ngồi khoanh chân lên ghế và rung chân, khiến bàn cũng rung theo và ảnh hưởng người ngồi đối diện. Chỉ đến khi họ nhắc tôi mới ý thức được việc làm của mình. Rồi có lần tôi về nhà, rung chân như thói quen khi đang ăn cơm khiến mẹ chồng “nóng mắt”, nhưng khi đã thành thói quen rồi thật sự là khó bỏ”, chị Nguyệt nói.
Thực tế, thói quen rung chân gặp ở rất nhiều người, ở nhiều ngành nghề chứ không phải chỉ có dân văn phòng. Đáng nói, đây không chỉ là tật (thói quen) khó bỏ, mà đôi khi nó còn là biểu hiện của bệnh.
Rung chân không chỉ thiếu lịch sự, kém văn hóa mà còn là biểu hiện cảnh báo bệnh tật. (Ảnh minh họa)
Rung chân xấu về văn hóa và đôi khi là dấu hiệu bệnh tật
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3) cho biết, từ xa xưa có rất nhiều quan niệm, tài liệu nói về những người ngồi rung chân, nhất là với phụ nữ, khi cho rằng đây là thói quen không tốt cần phải bỏ càng sớm càng tốt. Theo triết lý cổ đại, những người ngồi rung chân trở nên nghèo khó vì hành vi này, thậm chí nó còn làm giảm mức độ hạnh phúc, thành công và giàu có của một người. Khi đôi chân bị lung lay, của cải, tiền bạc mà người xưa tích lũy được bắt đầu bị phá hủy hao mòn và dần biến mất.
Hay người xưa có câu: "Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc", hay: “Đàn ông rung chân thì nghèo, đàn bà rung chân thì hèn” - ý chỉ người cần tư thế vững chắc, ổn định thì mới tụ được tài lộc lâu dài. Cây cối rung dễ bị rụng lá, bật gốc chết. Cũng có quan điểm cho rằng, người cứ hễ ngồi xuống là rung chân thể hiện nội tâm người này luôn ở trạng thái không yên. Không chỉ vậy, rung chân còn là biểu hiện của sự bất cần, không có chí.
Dưới góc độ khoa học, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho rằng, rung chân đôi khi là biểu hiện của những bệnh lý tiềm tàng hoặc sẵn có trong cơ thể. Theo đó, trong một số trường hợp, các chuyển động (rung chân) vượt ra ngoài hành vi tiềm thức và trở thành triệu chứng của một tình trạng bệnh lý hoặc tổn thương tiềm ẩn, chẳng hạn như tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não, hoặc cường giáp hay các vấn đề về tuyến giáp. Trường hợp bệnh lý điển hình nhất khi rung chân là biểu hiện của bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng.
Những người mắc hội chứng chân không yên (RLS) cảm thấy không thể kiểm soát được việc di chuyển chân để giảm bớt cảm giác bò, ngứa, đau hoặc các cảm giác khó chịu khác. Có trường hợp rung chân là một triệu chứng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Những người ADHD thường có khả năng lắc chân hoặc thực hiện các chuyển động lặp đi, lặp lại khác trong khi tập trung.
Hãy thay đổi tói quen rung chân bằng cách thay đổi tư thế cơ thể và nhiều hoạt động khác. (Ảnh minh họa)
Không khó để khắc phục thói quen rung chân
Để khắc phục thói quen rung chân, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ khuyến khích mọi người hãy thay đổi tư thế cơ thể, bằng cách gập hai chân ở mắt cá chân hoặc bắt chéo một chân ở một góc thẳng qua đầu gối kia. Có thể lấy lại sự bình tĩnh bên trong bằng cách duy trì tư thế này trong khi hít thở chậm, đều đặn.
Khi ở nơi công cộng, đừng căng thẳng; thay vào đó, hãy tập trung hít thở chậm và sâu. Ngoài ra, việc tập yoga hay các động tác phù hợp cũng góp phần hiệu quả giúp thư giãn và điều tiết cảm xúc, tránh căng thẳng stress.
Với những người có thói quen rung chân khi buồn chán, bác sĩ Vũ khuyên rằng hãy nhai kẹo cao su hoặc ngậm một viên kẹo bạc hà. Có thể chơi với nhiều loại đồ chơi nhỏ trong tay để giúp giữ im lặng và đạt sự tĩnh lặng tâm thể. Ngủ đủ giấc cũng là biện pháp để hạn chế việc rung chân, bởi cơ thể thường bị mất năng lượng và động lực nếu không ngủ đủ giấc vào ban đêm. Khi đó, rung chân có thể do kích thích và lo lắng gây ra bởi điều này. Vì thế, hãy cân nhắc ngủ thêm một hoặc hai giờ và xem hậu quả sau đó chuyển biến ra sao.
Cuối cùng, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho rằng, rung chân vô thức hay ý thức, là tật hay là bệnh đều không có lợi cho cuộc sống và hành xử xã hội, vì thế hãy kiểm soát chân khi ngồi đối diện với người khác. Mọi người không nên duy trì thói quen rung chân dù khi có hay không có người ngồi đối diện. Nếu rung chân thường xuyên hay liên tục không kiểm soát kèm theo những triệu chứng bất thường khác, hãy đến gặp bác sĩ để được khám, đánh giá, tư vấn, chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Tin liên quan
Muốn sống lâu trăm tuổi, bạn có thể học hỏi theo những thói quen buổi sáng của các chuyên gia Nhật Bản dưới đây.
Nhiều người luôn cố gắng dậy sớm mỗi ngày để tập luyện vì nghĩ như vậy tốt cho sức khỏe, vóc dáng và tuổi thọ. Sau khi thực hiện bài trắc...
Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ em nhưng đáng tiếc nhiều cha mẹ chưa thực sự hiểu rõ được tầm quan của viêc này và vẫn để trẻ thức khuya hay...
Rất nhiều người khi bị rắn cắn dùng thuốc nam, các biện pháp truyền miệng để chữa trị, điều này là vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến...
Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại
Nhiều loại nước trái cây uống gần thời điểm sử dụng các loại thuốc sẽ ảnh hưởng tác dụng của thuốc, thậm chí là gây hại nếu uống chung với thuốc. Một kiến thức về sử dụng thuốc an toàn, hiệu...
Dinh dưỡng - Lối sống khác