Chỉ vài nghìn đồng ra chợ không chỉ mua được củ gia vị quen mặt mà còn là "kho" thuốc chữa xương khớp, hạ mỡ máu

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 06/08/2023 14:00 PM (GMT+7)

Không chỉ là gia vị chế biến nhiều món ngon, loại củ này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có nhiều tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh rất tốt.

Ở nước ta cây riềng mọc dại ở nhiều nơi, một số vùng đã quy hoạch trồng riềng để lấy củ làm thuốc hoặc bán ra thị trường làm gia vị chế biến món ăn. Do là loại cây bản địa nên riềng có giá rất rẻ, chỉ vài nghìn đồng đã có thể sở hữu một củ riềng đủ để kho cá, nướng thịt hay làm gia vị ăn với một số món truyền thống.

Đa số mọi người chỉ biết đến riềng qua những món ăn như cá kho, chả lợn nướng riềng mẻ… mà ít ai biết loại củ này là một vị thuốc đã được sử dụng từ lâu.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, trong đông y, riềng còn được gọi là cao lương khương, có vị cay, tính ôn; có tác dụng ôn trung, tán hàn (trừ lạnh), hết đau, tiêu thực. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, trong củ riêng có nhiều tinh dầu, chất galangol tạo nên vị cay và một số dẫn chất của flavon.

Riềng khi nấu với các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt chó sẽ giúp dễ tiêu hóa hơn. (Ảnh minh họa)

Riềng khi nấu với các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt chó sẽ giúp dễ tiêu hóa hơn. (Ảnh minh họa)

Ngoài có tác dụng về tiêu hóa (khi nấu với các thực phẩm khác) thì riềng còn có tác dụng giảm đau xương khớp bằng cách ngâm với rượu. Cụ thể, có thể dùng rượu ngâm riềng để xoa bóp trong trường hợp chấn thương, đau xương khớp giúp giảm đau, chữa lành tổn thương.

BSCK II Huỳnh Tấn Vũ (BV Đại học học Y dược TP HCM cơ sở 3) cũng cho biết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… những dưỡng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.

Không chỉ vậy, riềng còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phần phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.

Ngoài ra, riềng còn có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mật, ruột co thắt và đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu.

Trong đông y, củ riềng áp dụng chữa nhiều bệnh rất hiệu quả nhưng ít người biết đến. (Ảnh minh họa)

Trong đông y, củ riềng áp dụng chữa nhiều bệnh rất hiệu quả nhưng ít người biết đến. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ tư vấn một số bài thuốc từ riềng mọi người có thể tham khảo như sau:

- Cao Lương khương, Hương phụ lượng bằng nhau, tán bột mịn gia nước gừng, thêm chút muối làm thành hoàn, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2-3 lần với nước ấm. Trị đau bụng hàn.

- Cao lương khương 6g, Hậu phác 10g, Đương qui 10g, Quế tâm 4g, Sinh khương 10g, sắc nước uống. Trị đau bụng ngực, đau bụng quặn do cảm lạnh.

- Cao lương khương, Bạch linh, Đảng sâm đều 10g, sắc uống trị chứng nôn hư hàn. Liều thường dùng: Uống mỗi lần 3-10g.

Lưu ý: Không dùng đối với chứng nhiệt tịnh, âm hư. Ngoài ra, những người muốn dùng riềng để chữa bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để không gây tác dụng phụ.

Loại củ có dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây, dễ tiêu hóa hơn cả ăn cơm nhưng sao người Việt lại ít dùng?
Dù là loại củ phổ biến dùng để làm thực phẩm và có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng khi chế biến cần chú ý để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Đắc Sáng