Phật thủ có mùi thơm rất đặc trưng, được nhiều gia đình mua thắp hương ngày Tết nhưng lại ít được sử dụng sau đó. Vậy loại quả này có ăn được không? Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng sẽ chia sẻ về vấn đề này.
Chào bác sĩ,
Trên ban thờ ngày Tết nhiều người dâng cúng quả phật thủ, tuy nhiên sau khi thắp hương, hầu hết các gia đình đều bỏ đi, không tận dụng để ăn như cam, bưởi hay quất. Vậy loại quả này có thể sử dụng để ăn hay làm thuốc được không? Bác sĩ có thể tư vấn cách sử dụng quả phật thủ ạ?
Xin cảm ơn!
Quả phật thủ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà còn là loại quả sử dụng để ăn hoặc làm thuốc. Trong ẩm thực, phật thủ có thể dùng để làm trà, làm mứt, nấu cháo... đều rất ngon và có nhiều tác dụng với cơ thể. Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, phật thủ là nguồn cung cấp vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào. Nó cũng chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm và chống ung thư. Trong đời sống ẩm thực hàng ngày, thêm quả phật thủ vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính.
Trong đông y, phật thủ vị cay, chua và đắng, tính ấm; vào can vị phế, có tác dụng lý khí hóa đàm, thư can hòa vị chỉ thống. Hiện có rất nhiều bài thuốc từ phật thủ có thể tham khảo, như:
- Chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính: Phật thủ 6g, bán hạ chế 6g dùng sắc uống trong ngày.
- Làm siro phật thủ: Phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Thức uống này dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi chướng bụng.
Quả phật thủ có thể làm vị thuốc hay chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống. Ảnh minh họa.
- Cháo phật thủ: Nguyên liệu phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Đun phật thủ rồi lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Cháo phật thủ dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
- Chè phật thủ: Phật thủ 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày/lần. Loại chè này dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.
- Ruột lợn hầm phật thủ: Ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15-30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp ăn. Món này dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư, tuần dùng 2-3 lần, dùng liền trong 2-3 tuần.
Lưu ý: Khi dùng phật thủ làm thuốc hay thức ăn, cần lựa chọn loại đảm bảo nguồn gốc, không bị "dính" hóa chất. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào.
Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Cặp vợ chồng vì tiếc rẻ trái cây hư thối nên cố gắng ăn nhưng không ngờ lại là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.
Trong dịp Tết Nguyên đán, thịt là thực phẩm không thể thiếu trong các gia đình, với nhiều cách chế biến khác nhau. Tuy nhiên, loại nào tốt...
Dù chỉ bé cỡ quả quất nhưng lượng dinh dưỡng trong cà chua bi quả thực rất lớn, hàm lượng sắt cao hơn táo gấp 8 lần và chứa lycopene có khả...
Đây là hai loại quả được bán nhiều ở Việt Nam, giá thành không hề đắt đỏ, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ và đặc biệt là có nhiều tác...
Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán
Bưởi vuông in ngôi sao, bản đồ Việt Nam, giá 850.000-1,1 triệu đồng một trái, cháy hàng ngay sau ngày mở bán nhờ tạo hình độc đáo, ý nghĩa.