Cặp vợ chồng trẻ cùng lúc mắc ung thư gan, bác sĩ thẳng thắn nói loại quả này có cho không cũng đừng ăn

MINH MINH - Ngày 30/01/2024 14:00 PM (GMT+7)

Cặp vợ chồng vì tiếc rẻ trái cây hư thối nên cố gắng ăn nhưng không ngờ lại là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.

Vài ngày trước, tài khoản mạng xã hội của Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu, Trung Quốc đã đăng tải trường hợp của một cặp vợ chồng trẻ cùng lúc mắc ung thư.

Đó là vợ chồng anh Xiaoyu và chị Xiaomei sinh năm 1990, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Trước đó, cả hai người thường cảm thấy mệt mỏi, nhưng nghĩ do làm việc quá sức nên không quan tâm. Nhưng dần dần mắt và da của Xiaoyu bắt đầu chuyển sang màu vàng, cân nặng cũng giảm nhanh chóng. Còn Xiaomei thì ngày càng kém ăn nên hai người đã đến bệnh viện để khám và cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.

Bác sĩ khám và điều trị cho họ cũng cảm thấy khó hiểu: "Họ còn trẻ và cả hai đều không hề có tiền sử viêm gan hay các bệnh về gan. Đáng lẽ họ rất ít có nguy cơ mắc ung thư gan".

Cặp vợ chồng trẻ cùng lúc được chẩn đoán mắc ung thư gan. (Ảnh minh họa)

Cặp vợ chồng trẻ cùng lúc được chẩn đoán mắc ung thư gan. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên sau khi trao đổi chi tiết, bác sĩ dần phát hiện ra nguyên nhân đằng sau căn bệnh ung thư của hai vợ chồng. Hóa ra, Xiaoyu và Xiaomeu là chủ một cửa hàng trái cây, đôi khi có một số loại quả bị thối hỏng một chút, hai vợ chồng không dám bán nhưng cũng không lỡ vứt đi. Do đó, mỗi khi gặp loại quả thối này, họ thường chỉ cắt bỏ phần hư hỏng và ăn tiếp phần còn lại. 

Theo phân tích của bác sĩ việc thường xuyên ăn những loại quả này là tác nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan của hai vợ chồng Xiaoyu. 

Trái cây bị thối hỏng ẩn chứa độc tố bên trong

Hầu hết các loại trái cây đều giàu nước, đường và chất dinh dưỡng, khiến chúng trở thành môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Khi nấm mốc phát triển mạnh, quả bắt đầu thối rữa từ từ.

Nấm mốc là một họ rất lớn với nhiều loại khác nhau, trong điều kiện bình thường, chúng không gây ra tác hại trực tiếp cho cơ thể con người. Nhưng trong điều kiện thích hợp, vấn đề nấm mốc có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ.

Ví dụ: Trong quả thối có hai loại độc tố thường gặp nhất là patulin và ochratoxin A. Hai chất độc này được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào loại chất có thể gây ung thư tức là khả năng gây ung thư không mạnh nhưng vẫn gây nguy hiểm rõ ràng cho sức khỏe. Patulin có thể phá hủy mô ruột và làm suy giảm chức năng thận, trong khi ochratoxin A gây độc cho gan và thận.

Thường xuyên ăn hoa quả thối khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc tố nấm mốc, trong đó có những loại có thể gây ung thư. (Ảnh minh họa)

Thường xuyên ăn hoa quả thối khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc tố nấm mốc, trong đó có những loại có thể gây ung thư. (Ảnh minh họa)

Ngoài hai chất độc này, còn có một số loại nấm mốc nguy hiểm hơn. Ví dụ, độc tố nấm mốc arthrospora được tìm thấy trong mía thối, cũng như aflatoxin trong nho khô bị mốc và quả sung khô, là những chất gây ung thư mạnh và tiêu thụ quá mức cũng có thể gây ngộ độc cấp tính.

Nhiều người có suy nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ phần thối của hoa quả thì vẫn có thể ăn tiếp phần còn lại. Nhưng trên thực tế, những phần chưa thối rữa cũng có thể chứa độc tố. Các thí nghiệm liên quan cho thấy trong một số trường hợp, phần không bị hư hỏng thậm chí còn chứa 10-50% độc tố của phần bị thối và hư hỏng.

Hoa quả bị hư thối phải làm sao?

Việc vứt hoa quả thối sẽ khiến nhiều người cảm thấy rất lãng phí và hơn nữa không phải lúc nào độc tố cũng đã lan hết ra toàn bộ quả. Vậy trong trường hợp nào có thể ăn? 

1. Hoa quả bị mềm do để ở nhiệt độ thấp

Trong môi trường bảo quản ở nhiệt độ thấp, hoạt động của superoxide effutase trong trái cây giảm sút khiến không thể loại bỏ kịp thời các gốc tự do trong tế bào. Khi số lượng gốc tự do tăng lên, chúng làm thay đổi tính thấm của màng tế bào trái cây, làm hỏng cấu trúc tế bào. Ngoài ra, môi trường nhiệt độ thấp cũng sẽ làm tăng hoạt động của pectine esterase trong trái cây, enzyme này sẽ phân hủy pectin không hòa tan trong cùi khiến bề mặt trái cây trở nên mềm và trông như thối.

Nhưng trên thực tế, những loại trái cây này chỉ có tế bào bị tổn thương và không sản sinh ra vi sinh vật hay độc tố nên vẫn có thể tiếp tục ăn được.

2. Hoa quả bị dập do tác động cơ học

Hoa quả mới bị dập do va đập trong quá trình vận chuyển vẫn có thể ăn được. (Ảnh minh họa)

Hoa quả mới bị dập do va đập trong quá trình vận chuyển vẫn có thể ăn được. (Ảnh minh họa)

Tình trạng này có thể xảy ra do các yếu tố như rơi, ép, hao mòn trên thực phẩm trong quá trình bảo quản, vận chuyển, bán hàng…

Trong quá trình va chạm, tế bào chất trong quả và các chất phenolic không màu trong tế bào được chuyển thành quinone có màu. Về cơ bản, những loại trái cây này không bị nhiễm các mầm bệnh có hại như vi khuẩn nên tiêu thụ trong thời gian ngắn sẽ không có bất kỳ tác động nào đến cơ thể.

Tất nhiên, nếu trái cây trong nhà bạn đã cất giữ lâu ngày và bạn không biết nguyên nhân khiến nó trở nên hư thối thì tốt hơn hết bạn nên vứt nó đi.

5 thói quen nguy hiểm khi rửa bát có thể khiến chất gây ung thư xâm nhập cơ thể, vi khuẩn tăng lên hàng triệu
Rửa bát chỉ là một công việc nhỏ hàng ngày nhưng làm không đúng cách cũng có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, khiến cơ thể bị nhiễm hóa chất hoặc...

Thói quen có hại

Theo MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ung thư gan