Khi trẻ mới ốm dậy, nhiều phụ huynh thúc cho con ăn nhiều để trẻ sớm hồi phục nhưng cách này liệu có hiệu quả? TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ chỉ ra những sai lầm thường gặp khi chăm trẻ khi mới ốm dậy.
Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Chào bác sĩ!
Con tôi gần 5 tuổi, thời gian qua thời tiết thay đổi, con tôi bị ốm, kèm theo cả nôn và tiêu chảy… Khi vào viện khám, cháu được chẩn đoán bị sốt virus, kèm rối loạn tiêu hóa.
Sau một thời gian điều trị, hiện con đã khỏi bệnh nhưng lại xuất hiện tình trạng biếng ăn. Dù tôi đã đầu tư đồ ăn rất nhiều, nhất là đồ giàu chất đạm, sắt, protein…nhưng con vẫn không ăn và cơ thể chưa hồi phục được như trước.
Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi, với những trẻ mới ốm dậy cần cho ăn uống như thế nào cho hợp lý để cháu nhanh hồi phục và đạt thể trạng tốt nhất?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Đúng như bạn nói, thời gian gần đây thời tiết thay đổi khiến nhiều trẻ bị ốm, vì thế việc chăm sóc dinh dưỡng, phòng bệnh cho trẻ rất quan trọng. Đặc biệt, bố mẹ cũng cần cảnh giác và tuân thủ hướng dẫn phòng tránh cho con những căn bệnh truyền nhiễm đang vào mùa như sốt xuất huyết, tay chân miệng …
Vấn đề trẻ biếng ăn sau khi vừa ốm dậy rất thường gặp. Trong quá trình khám và tư vấn, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều trường hợp giống như con bạn. Nguyên nhân là do trẻ vẫn còn mệt mỏi nên không muốn ăn. Vì thế, trong giai đoạn này, việc xây dựng chế độ ăn hợp lý để trẻ có hứng thú ăn rất quan trọng.
Ngoài ra, có không ít trường hợp trẻ biếng ăn do chính các bố mẹ, đó là khi trẻ mới ốm dậy, vì muốn con ăn được nhiều, các mẹ thường có các hành động dễ khiến trẻ sao nhãng khi ăn, như cho trẻ vừa ăn vừa xem TV, vừa ăn vừa chơi…
Không ít gia đình nhiều thế hệ ở chung một nhà, ông bà – bố mẹ đều xót con, xót cháu, vì thế xảy ra trường hợp mẹ nấu món ăn cho con nhưng không giống ý ông bà, lúc sau bà lại cho cháu ăn thêm các món khác, đôi khi là thực phẩm không tốt như xúc xích, bim bim... Đây là vấn đề rất thường gặp và đó chính là sự lựa chọn, chăm sóc chưa hợp lý đối với trẻ sau ốm.
Còn với vấn đề của bạn, đó là cho con ăn những thực phẩm quá nhiều chất, vì nghĩ rằng làm như thế là tốt, giúp con nhanh hồi phục. Tuy nhiên, đây chỉ là mong muốn của phụ huynh và thực ra điều này cũng không sai nhưng cách thực hiện lại chưa đúng.
Trẻ mới ốm dậy cần cho ăn những thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh. Ảnh minh họa.
Việc bố mẹ bổ sung dồn dập thực phẩm, cho trẻ ăn liên tục để con nhanh khỏe lại mang tới các tác dụng ngược, khiến trẻ sợ ăn, dần dần sinh biếng ăn và thiếu hụt dinh dưỡng. Vì thế, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cần phải cân đối các nhóm chất, cho trẻ ăn từ từ từng bước một, không ép trẻ ăn ngay những thực phẩm được cho là bổ dưỡng khi con vừa ốm dậy.
Với trẻ mới ốm dậy, việc lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng, chúng ta không thể nuông chiều trẻ, cho trẻ ăn theo sở thích, nhất là những đồ ăn, thức uống không có lợi cho sức khỏe như nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh… mà cần lựa chọn những thức ăn tươi, để trẻ lấy được nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm tươi ngon đó.
Khi chế biến các thực phẩm tươi và có lợi cho sức khỏe, kể cả cho trẻ lớn, nên nấu thành các món trẻ thích, dễ ăn, dễ nuốt, dễ tiêu hóa được trong giai đoạn vừa ốm dậy. Ngoài ra, cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy để giúp kích thích ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt… Các vi chất này có thể bổ sung từ nguồn thực phẩm tươi sống là tốt nhất.
|
Tin liên quan
Bé gái 2 tuổi chỉ nặng có 9kg, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng vì một sai lầm tai hại của người cha.
Tết với mọi người là giây phút đoàn viên, sum họp bên gia đình. Nhưng với những đứa trẻ không may mắc ung thư, Tết chỉ là thời gian tạm nghỉ...
Khi có các yếu tố nguy cơ, các bà mẹ mang thai cần đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng thai nhi, tránh trường hợp thai bị suy dinh dưỡng...
Người mẹ nghĩ con trai bị suy dinh dưỡng, dù chăm rất tốt nhưng con không thể tăng cân, sau khi cho con đi khám hóa ra cháu mắc bệnh tan...
Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng cho trẻ em
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.