Trẻ tuổi nào dễ nổi loạn nhất? Bố mẹ nên làm bạn với con hay phải đứng vai "bề trên" để dạy dỗ?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 24/08/2023 18:58 PM (GMT+7)

Ở mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có sự thay đổi về tư duy và nhận thức khác nhau, vì thế phụ huynh cũng cần thay đổi và làm bạn với con theo từng độ tuổi. Vậy làm sao để có thể nắm bắt được sự thay đổi của con? Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Bách - Chuyên gia trị liệu tâm lý sẽ tư vấn về vấn đề này?

Nguyệt Hạ (nguyetha***@gmail.com)

Chào chuyên gia!

Con tôi năm nay 12 tuổi, thời gian gần đây cháu thay đổi tính tình rất nhiều, hay cãi lời cha mẹ, thậm chí nói những câu khiến tôi phải giật mình. Cháu có lúc nói tục qua điện thoại với bạn, nói trống không với cha mẹ và rất hiếu thắng khi tranh luận về một vấn đề gì đó… trong khi trước đây con không bao giờ như vậy.

Tôi tìm hiểu thì được biết, giai đoạn này cháu đang bắt đầu có những thay đổi tâm sinh lý và mọi người khuyên tôi cần làm bạn với con. Thậm chí có người còn nói rằng, giai đoạn sau còn kinh khủng hơn nhiều, khi đó trẻ mới bắt đầu nổi loạn. Tôi đã cố gắng làm bạn với con, nhưng đôi khi không thể kiên nhẫn để chịu đựng được hết cuộc nói chuyện. 

Quả thực, tôi không hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ như thế nào, đặc biệt là khi nhiều người nói sau tuổi 12 con còn có nhiều thay đổi bất ngờ hơn. Rất cần bác sĩ tư vấn giúp để tôi có cách ứng xử và dạy con phù hợp.

Đặc biệt, muốn làm bạn với con thì cần phải thực hiện như thế nào để cháu có thể nghe lời nhưng không bị ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển?

img alt src/upload/3-2023/images/2023-08-24/tre-1692861087-977-width600height400.jpg stylewidth: 600px; height: 400px; /
Ths.BS Nguyễn Hồng Bách

Quả thật, mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có nhận thức và sự phát triển khác nhau, vì thế khi chăm sóc, giáo dục con, cha mẹ cần nhìn vào lứa tuổi để có ứng xử sao cho phù hợp.

Theo đó, phụ huynh nên đặc biệt lưu ý đến những giai đoạn sau:

- Trẻ 3-6 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển tư duy, ngôn ngữ, do vậy trẻ hỏi rất nhiều để khám phá những thứ xung quanh. Thực tế, không ít trường hợp trẻ hỏi quá nhiều khiến bố mẹ bực mình, không muốn trả lời. Điều này là không nên, vì trẻ biết càng nhiều thì khả năng tư duy, giao tiếp, nhận thức những thứ xung quanh càng phong phú. Vì thế, bố mẹ cũng cần cập nhật kiến thức để sẵn sàng trả lời câu hỏi của con.

- Trẻ 7-12 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ hoàn thiện tư duy ngôn ngữ và giới tính. Lúc này, trẻ sẽ “thấm” (nhận thức) được những câu nói của bố mẹ, nên đây còn được gọi là "thời kỳ vàng” để rèn luyện, giáo dục các con về đạo đức và tính kỷ luật.

Thậm chí, ở giai đoạn này, trẻ sẽ có phản kháng nhẹ với những câu nói hoặc hành động của bố mẹ nếu chúng ta làm sai hoặc khác so với những gì trẻ được học. Do vậy, cách giáo dục cần có sự thống nhất, song hành, không thể trường dạy một kiểu, bố mẹ làm và hướng dẫn một kiểu vì có thể khiến trẻ hoang mang, không biết phải nghe ai.

Tôi lấy ví dụ, một cậu bé trong độ tuổi này khi tới phòng khám từng tâm sự, ở trường thì em được học phải tuân thủ tín hiệu đèn giao thông nhưng khi bố mẹ đón đi xe máy đón về thì rất hay vượt đèn đỏ. Khi con hỏi, bố mẹ giải thích rằng, do giờ đó vội, về nhà còn phải làm nhiều việc như dọn nhà, cơm nước, rồi kịp cho con đi học thêm tối... nên không muốn chờ đèn xanh… Lúc đó, cậu bé nói một câu: "Vượt đèn đỏ thế nếu gặp tai nạn, chết thì sao? Câu nói đó khiến bố mẹ bất ngờ, thậm chí quay ra quát mắng con vì nói điều xui xẻo.

Qua câu chuyện có thể thấy, việc thống nhất cách giáo dục, thực hiện đúng những điều hay, lẽ phải và tuân thủ pháp luật trước mặt con trẻ rất quan trọng, giúp trẻ noi theo và là nền tảng để định hướng cho những bước đi tiếp theo. Thậm chí, ngay trong chính gia đình, hiện rất nhiều bố mẹ tranh luận, cãi vã nhau trước mặt con, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ. Do vậy, nếu người lớn có bất đồng nên lựa chọn đúng thời điểm, thậm chí là hẹn nhau ra quán cafe nói chuyện, chứ không cãi nhau trước mặt con.

Trẻ tuổi nào dễ nổi loạn nhất? Bố mẹ nên làm bạn với con hay phải đứng vai amp;#34;bề trênamp;#34; để dạy dỗ? - 2

Khi muốn làm bạn với con, phụ huynh nên hạ cái tôi của bản thân để quay trở về với đúng lứa tuổi của con. Ảnh minh họa. 

- Trẻ 13-15 tuổi: Giai đoạn này chỉ có 2 năm nhưng đây là giai đoạn "đột biến", trẻ muốn chứng minh cái tôi của mình, thích thể hiện cá tính về giới của bản thân. Đây là giai đoạn trẻ "nổi loạn" nhất và có thể có những hành vi bố mẹ không thể ngờ như nói tục, đập phá đồ đạc, thậm chí tự làm đau bản thân, tự sát... Do vậy, nếu bố mẹ không định hướng tốt, giáo dục đúng từ những giai đoạn trước tới khi đó, trẻ dễ bị cái xấu lôi kéo, dụ dỗ và trở thành tội phạm lúc nào không biết.

- Trẻ 16-21 tuổi: Đây là giai đoạn nhận thức và tư duy phát triển mạnh mẽ nhất, do vậy bố mẹ cần làm bạn với con, nhưng vẫn có sự quản chế và kỷ luật. Lúc này có thể con mắc sai lầm, vấp ngã… khi đó bố mẹ cần chấp nhận, cảm thông, định hướng và chia sẻ cùng con, bởi bản thân bố mẹ đôi khi vẫn còn mắc sai lầm.

Việc làm bạn với con như thế nào là điều rất tế nhị, phụ huynh cần đặt mình vào từng lứa tuổi của con để có ứng xử phù hợp nhất. Chẳng hạn, bố mẹ luôn muốn con tranh thủ thời gian để ngủ trưa, thậm chí quát nạt, phẫn nộ khi con không ngủ. Tuy nhiên, như thế không phải là làm bạn với con, mà chúng ta cần phải cất cái tôi của mình đi, quay trở về đúng lứa tuổi của con để thấy được rằng, bằng tuổi con ngày xưa, bản thân chúng ta cũng có ngủ trưa đâu, mà thường xuyên trốn nhà đi chơi.

Khi chúng ta hạ được cái tôi xuống, đưa về đúng tuổi của con thì sẽ hiểu được con và dễ thông cảm hơn. Tất nhiên, chúng ta vẫn cần phải tạo nên một hành lang kỷ luật để con không "nhờn" trước sự định hướng, tư vấn của bố mẹ.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Trẻ teen nổi loạn - vì sao càng cố dập càng dễ phản tác dụng?
Tuổi teen có những thay đổi mà nhiều khi bố mẹ không thể lường hết được. Làm sao giúp con phát triển đúng hướng và vượt qua những tình huống khó? Trong chương trình livestream dưới đây, các chuyên gia, bác sĩ tâm lý sẽ cùng bố mẹ tháo gỡ.

Eva Chatting

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sinh lý tuổi teen