10 quy tắc khôn ngoan giúp bạn làm việc với sếp nào cũng “nuột”

Bảo Anh. - Ngày 10/07/2023 19:00 PM (GMT+7)

Mối quan hệ giữa bạn và sếp liên quan nhiều đến sự hài lòng trong công việc và sự phát triển sự nghiệp của bạn sau này. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, được đánh giá cao, tin tưởng và ủng hộ hơn.

1. Đưa ra giải pháp cho vấn đề

Dù bạn làm việc trong môi trường, lĩnh vực hay ngành nghề nào, chắc chắn sẽ có những thách thức đặt ra, thậm chí ngày càng theo chiều hướng khó khăn hơn. Khi phải đối mặt với vấn đề, hãy nhớ rằng cách bạn xử lý sẽ là yếu tố quyết định những bước phát triển sau này của bạn.

Khi đi làm, dừng trình bày với cấp trên một vấn đề hoặc thách thức nào đó trong khi bản thân bạn chưa hề có giải pháp. Việc đến gặp sếp vì một vấn đề nhỏ nhặt mà bạn hoàn toàn có thể tự giải quyết cũng là điều không nên.

Tất cả chúng ta, bao gồm cả sếp của bạn, đều thích giải pháp cho các vấn đề. Nếu bạn được đánh giá là người giải quyết vấn đề tốt nhất trong nhóm, bạn chắc chắn sẽ được sếp dùng nhiều hơn và mối quan hệ trong công việc sẽ trở nên tốt hơn.

2. Biết ngôn ngữ của sếp

10 quy tắc khôn ngoan giúp bạn làm việc với sếp nào cũng “nuột” - 1

Mỗi cá nhân có một phong cách giao tiếp riêng và điều bạn cần làm là tìm hiểu cách cấp trên của bạn giao tiếp.

Ví dụ: Một số người thích trực tiếp thảo luận mọi thứ trong cuộc họp, trong khi một số khác lại thích làm việc qua email hơn. Một số người thích cùng nhau thảo luận, trong khi một số khác lại thích một mình nghiền ngẫm trong tĩnh lặng.

Với một thay đổi nhỏ là giao tiếp với sếp theo phong cách của sếp sẽ giúp bạn dễ nhận được sự yêu mến hơn. Bạn càng hiểu phong cách của sếp, điều chỉnh bản thân để có cách tiếp cận phù hợp, sếp bạn sẽ càng cởi mở lắng nghe bạn và đánh giá cao những đóng góp của bạn. Khi bạn có những hiểu biết này, bạn có thể điều chỉnh các giải pháp của mình sao cho phù hợp với ngôn ngữ của sếp.

3. Biết mình và hiểu hành vi của cấp trên

Mỗi chúng ta đều có điểm mạnh, điểm yếu, điểm căng thẳng và nhu cầu. Điều này không chỉ đúng trong môi trường công việc mà nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của mỗi người. Vì vậy, trước tiên hãy biết chính mình và sau đó là biết sếp của bạn. Bạn phải hiểu điểm mạnh, điểm căng thẳng, điểm yếu và nhu cầu của bản thân cũng như của sếp. Đừng để đến khi có vấn đề xảy ra mới vội vàng tìm hiểu. Nếu sếp của bạn là kiểu người thích được thông báo ngay về các vấn đề liên quan đến công việc, đừng bao giờ để thông tin bị trễ.

4. Giữ bình tĩnh

Trong mọi hoàn cảnh, điều quan trọng là giữ cho mình một cái đầu lạnh. Khi mọi người đều đang hoảng loạn thì người bình tĩnh sẽ được đánh giá cao hơn và đưa ra được các giải pháp có giá trị hơn. Hãy cố gắng giữ thái độ tích cực nhất có thể bằng cách thay đổi cách bạn nghĩ về vấn đề, bạn sẽ trở thành lựa chọn sáng suốt của sếp trong thời kỳ khủng hoảng.

5. Hãy làm chủ công việc của bạn

Khi bạn chịu trách nhiệm về mọi quyết định và hành động của mình, giá trị của bạn sẽ tăng lên. Điều này không chỉ đúng trong môi trường làm việc. Nếu bạn mắc sai lầm, hãy thừa nhận và đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình và ngăn ngừa tái diễn.

Chịu trách nhiệm về hành động của mình là một phần thiết yếu của môi trường làm việc lành mạnh. Những lời bào chữa, trốn tránh trách nhiệm chỉ khiến bạn trở nên yếu đuối và không đáng tin tưởng mà thôi. Hãy chịu trách nhiệm, thừa nhận vấn đề và nỗ lực để sửa đổi.

6. Biết kỳ vọng của cấp trên về bạn

Kỳ vọng này là điều rất quan trọng tại nơi làm việc và chìa khóa để bạn đáp ứng kỳ vọng của sếp là duy trì giao tiếp tốt. Hãy chủ động hơn trong các cuộc trò chuyện với sếp để có thể hướng sự tập trung của mình phù hợp với những gì cấp trên cho là quan trọng đối với nhóm của bạn. Thay đổi nhỏ này sẽ khiến bạn trở thành nhân viên được đánh giá cao trong mắt cấp trên.

7. Đạt thành tích xuất sắc

Không gì có thể cải thiện mối quan hệ giữa bạn với sếp và thúc đẩy sự phát triển tốt hơn là thành tích đạt được trong công việc. Một người sếp tốt thường muốn nhân viên của họ biết công việc của mình và những gì được kỳ vọng. Trong trường hợp bạn không thể vượt qua những mục tiêu đó vì một số lý do, đừng quên tìm kiếm sự giúp đỡ và cải thiện bản thân thông qua các khóa đào tạo phù hợp.

8. Nâng cao hình ảnh của sếp

Điều này càng đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh bộ phận của bạn đạt kết quả không được như mong đợi. Khi bạn giúp cấp trên giữ thể diện hay hình ảnh, bạn đã gieo một hạt giống và nâng cao giá trị của mình trong mắt sếp. Tất nhiên, điều này cần được thực hiện một cách trung thực và chuyên nghiệp.

9. Luôn tích cực

10 quy tắc khôn ngoan giúp bạn làm việc với sếp nào cũng “nuột” - 2

Khi những đồng nghiệp khác không ngừng phàn nàn về những hạn chế và thách thức gặp phải, hãy tập trung vào giải quyết vấn đề. Không có người cấp trên nào thích những nhân viên luôn phàn nàn. Nếu bạn muốn bày tỏ sự không hài lòng về điều gì đó, tốt hơn hết, hãy lên lịch gặp mặt trực tiếp.

10. Là chính mình

Điều quan trọng là phải bạnthành thật với chính mình bởi trong môi trường nào đi chăng nữa, bạn không thể hạnh phúc nếu phải cố trở thành một ai đó. Đừng ngại lên tiếng, bạn sẽ không chỉ nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp mà quan trọng nhất là từ sếp của bạn. Các cấp trên đều thích những nhân viên tự tin và trung thực.

11 mẹo giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả ai cũng cần biết
Đôi khi điều quan trọng không phải những gì bạn nói mà là cách bạn nói nó.

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở