100% gia đình mổ gà vứt bộ phận này, có loại sánh ngang với đông trùng hạ thảo

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 22/07/2021 11:39 AM (GMT+7)

Thịt gà và các bộ phận của gà có giá trị dinh dưỡng và công dụng khác nhau. Tuy nhiên có những bộ phận khi mổ gà ai cũng vứt vì chê là bẩn, nhưng đó lại là vị thuốc quý.

Gà là vật nuôi quen thuộc với người dân Việt Nam. Gà được nuôi với mục đích chính là lấy thịt làm thực phẩm phục vụ bữa ăn của mọi người. Thế nhưng, khi làm thịt gà rất nhiều người chỉ lấy phần thịt, đôi khi là nội tạng (tim, gan, mề, lòng) còn lại dường như đều vứt hết.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh - Phó chủ tịch Hội đông y quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết việc mổ gà vứt hết các bộ phận là điều vô cùng đáng tiếc, vì trong đó có một số phần mọi người vẫn thường hay chê bẩn, hoặc cho là có hại lại là những vị thuốc quý trong đông y. Điển hình trong đó là màng mề gà, mật gà…

Mật gà - vị thuốc quý nhưng lại hay bị vứt bỏ

Lương y Minh cho biết, lâu nay mọi người vẫn thường khuyên nhau không nên ăn mật gà cũng như mật của nhiều loại động vật khác vì sợ bị ngộ độc. Việc người dân cẩn thận trước khi sử dụng bất kể loại đồ ăn nào là rất tốt, nhưng với mật gà nếu dùng đúng liều lượng và khoa học thì không hề gây độc mà còn là bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.

Theo lương y Minh, mật gà trong đông y còn gọi là kê đảm, có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng giảm ho, long đờm, tiêu độc, chống viêm. Mật gà có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như ho lâu ngày, hen ở trẻ nhỏ, ho gà, ho khan, ho có đờm...

Mật gà nằm trong cuống gan gà, rất dễ vỡ, vì thế khi mổ gà cần bóc gan ra trước, sau đó khéo léo bóc tách mật gà ra để riêng dùng làm thuốc. Khi dùng làm thuốc trong đông y, đa số dùng mật gà tươi để trộn cùng các vị thuốc khác (tùy loại thuốc có thể sẽ cô đặc thành viên, hoặc lấy dung dịch nước trong mật gà dùng trực tiếp).

Mật gà nằm cạnh gan nhưng khi mổ gà thường mọi người chỉ lấy gan còn vứt mật.

Mật gà nằm cạnh gan nhưng khi mổ gà thường mọi người chỉ lấy gan còn vứt mật.

- Chữa ho lâu ngày: Mật gà đen một cái; hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ, mỗi thứ 10g. Tất cả để tươi, giã nát, thêm đường, hấp cơm cho chín, uống 2-3 lần trong ngày.

- Chữa ho gà, ho khan, ho có đờm kèm sốt: Mật gà 10 cái; hạt chanh, hạt mướp đắng, mỗi thứ 20g; đường cát 25g. Hạt chanh và hạt mướp đắng đem sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với nước mật gà, phơi khô, tán lại cho thật mịn. 

Đường đun cho chảy, luyện với bột trên thành viên bằng hạt đỗ xanh, sấy khô. Trẻ em 1-5 tuổi mỗi lần uống 2-4g; 6-10 tuổi uống 5-8g. Ngày uống hai lần với nước ấm.

Màng mề gà tốt, sánh ngang đông trùng hạ thảo

Ngoài mật gà, một bộ phận khác khi mổ gà nhiều người cũng vứt bỏ đó là màng mề gà. Thực tế, đây là vị thuốc tốt sánh ngang đông trùng hạ thảo nếu biết sử dụng đúng cách.

Lương y Hồng Minh cho biết trong đông y, mề gà còn được gọi với tên kê nội kim, có vị ngọt, tính ôn, tác dụng tiêu thực, thông lâm hóa thạch (tiêu hóa được cả vật cứng như gỗ, như đá).

Theo đó, mề gà tiêu hóa được các thức ăn cứng, nên có tác dụng rất tốt cho việc điều trị chứng tích tụ thức ăn, khó tiêu nhất là với trẻ em. Bởi vậy, nên gom màng mề gà để dùng làm thuốc, không nên vứt bỏ. Khi mổ gà nên khéo léo bóc lấy lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề (cần nhẹ tay để khỏi làm rách màng), rửa sạch, phơi khô. Dược liệu là những tấm màng mỏng nhăn nheo sau khi bóc ra. Khi dùng làm dược liệu, lấy màng mề gà đã phơi khô rửa qua, thái miếng, sao lên cho phồng. Tùy vị thuốc có khi còn rang to lửa cho vàng đen.

Màng mề gà là vị thuốc quý, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Màng mề gà là vị thuốc quý, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Một số bài thuốc từ màng mề gà (kê nội kim) người dân có thể tham khảo:

- Chữa đau dạ dày: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.

- Hỗ trợ điều trị ho gà: Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

- Trị tiêu chảy, tiêu hóa khó: Màng mề gà, bạch truật, gừng khô, mỗi thứ 125g. Đại táo nhục 250g, hấp chín. Ba vị trên sao, nghiền thành bột, thêm táo nhục, giã nát làm bánh, sấy khô. Mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 lần, uống khi đói. Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hoá khó. 

- Trị viêm ruột mạn tính, trứng bụng khó chịu: Màng mề gà, bạch truật sao, liều lượng bằng nhau 200g, nghiền thành bột. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần với nước đun sôi, uống trước bữa ăn.

Xuất hiện clip lòng trắng trứng gà nghi bị nhiễm giun sán và nhận định của chuyên gia
Theo các chuyên gia rất khó để khẳng định rằng trong lòng trắng trứng có giun sán, để khẳng định được thì phải tiến hành xét nghiệm.

Bệnh sùi mào gà

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Hồng Minh