Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormone quan trọng. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ với những biến chứng khôn lường như bướu cổ, vô sinh, phù nề… Vì vậy cần phải có những phương pháp can thiệp kịp thời để tránh hậu quả xảy ra.
Suy giáp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều những phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Các biến chứng suy tuyến giáp gặp phải
Bướu cổ
Đây là biến chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh suy giáp. Sau một quá trình dài tuyến giáp phải cố gắng hoạt động để sản sinh ra các hormone bị thiếu hụt thì dễ dẫn đến hiện tượng tuyến giáp bị sưng to.
Bệnh tim
Đã có các nghiên cứu liên kết bệnh suy giáp với các biến chứng khác nhau như nhịp tim bất thường, tăng nồng độ cholesterol và sự tích tụ dịch xung quanh tim, hay còn gọi là tràn dịch màng ngoài tim.
Suy giáp có thể dẫn đến giảm hiệu suất của tim, tăng sức cản mạch máu toàn thân, giảm khả năng đàn hồi của động mạch và tăng xơ vữa động mạch.
Vô sinh
Nếu mức Hormone suy tuyến giáp quá thấp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng. Nếu để xảy ra trong thời gian dài sẽ làm mất khả năng thụ thai và gây vô sinh ở nữ.
Dị tật bẩm sinh
Với thai phụ không may mắc phải thì trẻ khi sinh ra sẽ có khả năng bị dị tật là rất cao. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ , đặc biệt là phần tuyến giáp.
Rủi ro về sức khỏe tâm thần
Đối với các triệu chứng thần kinh nhẹ có thể được phát hiện ở suy giáp cận lâm sàng. Đối với những người có triệu chứng như vậy thì cần được thử nghiệm chức năng tuyến giáp.
Các vấn đề khi dậy thì
Với những trẻ em và thanh thiếu niên nếu tuyến giáp hoạt động kém có thể phải đối mặt với những vấn đề như: dậy thì muộn, trí tuệ kém phát triển, giảm hiệu quả học tập, kinh nguyệt không đều…
Đau nhức chân tay, mỏi cơ
Khi bệnh suy giáp gây lên những cơn đau nhức, tê cứng do quá trình trao đổi chất và tiết hormone bị đảo lộn khiến cho tay chân bị tê cứng. Người bị suy giáp thường hay cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tay chân mỏi nên khó vận động, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Tổn thương thần kinh
Bệnh lý thần kinh ngoại biên thường do bệnh tiểu đường gây ra nhưng cũng có thể bị kích thích bởi suy giáp. Rối loạn này gây ra những thiệt hại cho các dây thần kinh ngoại vi – những dây thần kinh nối não, tủy sống và phần còn lại của cơ thể.
Phù nề
Đây là một biến chứng thường gặp. Người bệnh có thể thấy mặt mũi, tay chân của mình sưng phù bất thường. Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể kéo theo những triệu chứng khác như: suy nhược thần kinh, buồn ngủ, thân nhiệt sụt giảm.
Biến chứng thai kỳ
Nếu tuyến giáp hoạt động kém mà không được điều trị trong thai kỳ thì sẽ có nguy cơ xảy ra những vấn đề như:
- Tiền sản giật - gây tăng huyết áp, ứ nước ở mẹ và các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ
- Thiếu máu ở mẹ
- Tuyến giáp hoạt động kém ở trẻ
- Chảy máu sau sinh
- Vấn đề với sự phát triển thể chất và tinh thần của em bé
- Sinh non hoặc nhẹ cân
- Thai chết lưu hoặc sảy thai
Hôn mê
Tuyến giáp hoạt động kém có thể dẫn đến tình trạng bị đe dọa đến tính mạng được gọi là hôn mê myxoedema. Đây là nơi nồng độ hormone tuyến giáp rất thấp, gây ra những triệu chứng như: nhầm lẫn, hạ thân nhiệt và mệt mỏi buồn ngủ.
Những phương pháp điều trị suy giáp
- Nếu suy giáp tạm thời do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc xuống là đủ.
- Nếu suy giáp do thiếu hụt iốt thì cần bổ sung chất này.
- Trường hợp bệnh xuất hiện do suy thùy trước tuyến yên, thì cần cho bổ sung các hoóc môn cần thiết.
- Còn với những bệnh nhân suy tuyến giáp vĩnh viễn, cần bổ sung hoóc môn tuyến giáp suốt đời.
Các bệnh nhân hôn mê do suy giáp cần được chăm sóc và điều trị tại khoa điều trị tăng cường. Về thuốc, cần dùng hoóc môn tuyến giáp liều cao và glucocorticoid.
Những thực phẩm người suy giáp nên tránh
Bắp cải: Đây là loại thực phẩm nên tránh đối với người bị suy giáp do thiếu iốt. Tuyến giáp cần có iốt để sản sinh ra các hormon cần thiết. Những loại rau cải trắng này có thể ngăn chặn việc hấp thu iốt của tuyến giáp.
Đậu nành: Giàu hormone phytoestrogen. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng estrogen (nội tiết tố nữ) cao sẽ làm giảm khả năng sản xuất ra thyroxin - một trong hai hormone chính của tuyến giáp. Do đó nên hạn chế ăn đậu nành.
Đồ béo: Các món béo như bơ, mayonnaise và mỡ động vật là những thứ nên tránh xa vì chúng sẽ làm giảm lượng hormone sản sinh bởi tuyến giáp.
Thức ăn chứa nhiều đường: Suy giáp làm giảm khả năng trao đổi chất, vì thế nó trở nên khó khăn hơn cho cơ thể trong việc đốt cháy năng lượng. Hậu quả là bạn sẽ bị tăng cân, gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Thức uống có chứa cafein: Cafein làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy giáp vì nó làm giảm khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa.
Rượu bia: Có tác hại nghiêm trọng đối với tuyến giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormon của tuyến giáp.