Việc ăn lẩu trong ngày lạnh hay dịp Tết cũng có nhiều lợi ích nhất định, thế nhưng nếu ăn không đúng cách, không áp dụng chuẩn các nguyên tắc thì rất dễ gây gại cho sức khỏe.
Phó trưởng khoa Nội tổng hợp, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Thanh Nhàn
Trong dịp Tết, thay vì chuẩn bị nhiều món ăn cầu kỳ và tránh tình trạng thừa nhiều thực phẩm, nhiều gia đình sẽ chọn món lẩu để đãi khách hoặc quây quần các thành viên. Thực tế, nếu ăn đúng cách, nồi lẩu trong ngày Tết cũng có rất nhiều lợi ích, nhất là trong thời tiết lạnh.
BSCK II Đoàn Thị Anh Đào - Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, khi ăn lẩu, thực phẩm đều ấm, nóng và nó sẽ xua đi được phần nào lạnh giá của mùa đông. Ngoài ra, ăn lẩu còn giúp chúng ta bổ sung được nguồn thực phẩm tươi ngon, có nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn hết, trong ngày Tết, việc ăn lẩu sẽ tránh tình trạng thức ăn thừa, phải nấu đi nấu lại nhiều lần.
Dù mang lại những giá trị tích cực, tuy nhiên theo quan điểm của TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, quá trình ăn lẩu nếu không chú ý sẽ gây nên hệ lụy cho sức khỏe. Do vậy, cần đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản để vừa bổ sung được thực phẩm an toàn, vừa tiết kiệm mà vẫn vui vẻ, không phải nhập viện trong dịp Tết.
Lợi thế việc ăn lẩu là quây quần, đầm ấm bên nhau và thức ăn đều nóng hổi. (Ảnh minh họa)
TS Hồng Sơn “mách” một số mẹo nhỏ khi ăn lẩu ngày Tết như sau:
1. Tốt nhất không nên chấm đồ ăn
Thông thường, khi nấu nước lẩu, người nội trợ đã nêm nếm lượng gia vị vừa đủ trước khi ăn. Trong quá trình ăn, nồi nước lẩu sôi và cạn dần, điều đó có nghĩa là càng ngày nước lẩu sẽ càng mặn hơn. Không chỉ có vậy, thực phẩm cũng có hàm lượng muối nhất định hòa tan vào trong nước. Do vậy, mọi người không nên chấm vì sẽ bị mặn và ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là người có vấn đề về tim mạch, huyết áp.
2. Không dùng đũa đang ăn để gắp trong nồi lẩu
Đây là điều rất hay gặp ở bất cứ gia đình nào khi ăn lẩu. Tuy nhiên, thói quen này vô tình sẽ khiến cho bữa ăn không hợp vệ sinh, thậm chí nguy cơ truyền bệnh cho những người khác nếu ai đó đang có mầm bệnh trong người. Vì thế, hãy dùng bộ dụng cụ riêng để gắp, vớt đồ ăn ra bát rồi sử dụng là tốt nhất.
Ngoài ra, cũng nên dùng riêng đũa để gặp thực phẩm sống cho vào nồi lẩu, vì dùng chung sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn sống thâm nhập vào miệng.
3. Phải ăn chín uống sôi
Thực tế, nhiều người có thói quen vừa cho đồ ăn vào nồi lẩu đã gắp ra, trong khi đó thức ăn mới chín được một nửa. Như vậy, thức ăn sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng có thế khiến người ăn bị tiêu chảy. Do vậy, điều cần thiết là phải nhúng chín kỹ trước khi ăn. Với thực phẩm thái mỏng thì nên nhúng trong nồi đun khoảng 1 phút để thịt chín kỹ hoàn toàn. Còn với các loại thực phẩm viên hay các loại thực phẩm có vỏ dày như tôm, sò, ốc thì nên nhúng trên 5 phút.
Cần ăn chín uống sôi khi ăn lẩu để không ảnh hưởng đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
4. Không nên ăn ngay khi vừa gắp ra
Nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể tới mức hơn 100 độ C. Chính vì vậy, thực phẩm vớt ra khỏi nồi lẩu rất nóng. Nếu ăn ngay các thực phẩm này sẽ khiến lớp niêm mạc trong miệng bị tổn thương, dễ gây nhiễm trùng.
5. Nên ăn rau trước
Rất nhiều người khi vào bàn lẩu, nhất là dịp Tết đông người sẽ dùng chiến thuật “đổ bê tông” trước bằng các thực phẩm giàu đạm, lipit. Điều này là không nên, vì như vậy sẽ gây áp lực cho dạ dày, không kiểm soát được thực phẩm nạp vào. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe nên ăn rau trước và ăn thịt sau. Như vậy dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.
Thực tế, rau xanh sẽ làm món lẩu thêm phong phú, còn giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn, lá rau có chứa các vitamin và chất khoáng giúp ngày tết khỏe mạnh hơn.
6. Không ngồi ăn lẩu quá lâu
Một bữa ăn thông thường chỉ kéo dài từ 20-30 phút, với bữa lẩu do đợi thời gian sôi, chín thực phẩm nên có thể kéo dài 45 phút đến 1 tiếng. Không nên ngồi quá thời gian này vì như vậy hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả hơn gây quá tải từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, rất nhiều người có thói quen ăn lẩu uống rượu, nếu ngồi quá lâu cũng đồng nghĩa với việc ăn nhiều, uống nhiều rượu bia và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt trong ngày Tết mật độ ăn uống dầy đặc.
7. Đừng quên ăn thêm cơm, bún, mỳ
Lẩu nhiều thịt, hải sản nên rất giàu protein và chất béo. Vì vậy, nhiều người sẽ thấy nhanh no và bỏ qua tinh bột. Tuy nhiên, TS Trương Hồng Sơn vẫn khuyên mọi người dù ăn lẩu vẫn nên ăn thêm chút cơm, bún, mỳ bởi các thứ này là tinh bột để giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Tin liên quan
Lẩu là món khoái khẩu của nhiều người nhưng ít ai chú ý tới nguy cơ có các phản ứng bất thường sau khi ăn các thực phẩm có trong món này.
Dù được rất nhiều người yêu thích, song dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn,... lại nằm trong danh sách 12 loại rau củ, trái cây có chứa dư lượng...
Việc trẻ nhỏ ăn lẩu trong mùa đông theo chế độ của người lớn liệu có ảnh hưởng gì tới hệ tiêu hóa, sức khỏe... Những vẫn đề này sẽ được các...
Mỗi lần cho ăn mẹ lại phải dùng điện thoại để dụ con, liệu điều đó có làm ảnh hưởng đến mắt của trẻ? Ths.BS Mai Thị Anh Thư - Trưởng khoa...
Tin bài cùng chủ đề Năm Mão chia sẻ Mẹo
Những món ăn này tuy không gây béo, lại rất đưa miệng ngày Tết song nó lại dễ gây tích nước, phình bụng nếu ăn không kiểm soát.