Bệnh nhân trầm cảm - khi sự kỳ vọng biến mỗi người thành "quái vật" tâm lý (Phần 1)

Ngày 02/06/2018 19:00 PM (GMT+7)

"Suốt cuộc đời, tôi là người giỏi nhất ở hầu hết mọi thứ tôi làm. Và tôi nghĩ đó là nguyên nhân quan trọng khiến tôi rơi vào trầm cảm." Cô Jaime Wong, từng là thành viên của đội tuyển Sea Game đã bị trầm cảm từ năm 12 tuổi.

Xã hội hiện đại, những vấn đề về bệnh tâm lý còn nguy hiểm hơn cả. Năm 2017, sự việc mẹ nhẫn tâm giết đứa con thơ bé bỏng chỉ vì một chứng bệnh mang tên trầm cảm đã gây chấn động dư luận. Lúc này người ta mới thực sự hiểu được sự nguy hiểm của con "quái vật" tâm lý đáng sợ vẫn luôn ngấm ngầm len lỏi trong mỗi người.

Thế nhưng người ta chỉ thấy được sự nguy hiểm của người bị trầm cảm nhưng lại không hiểu được những gì mà chính bệnh nhân trầm cảm phải trải qua.

Anh Mak Kean Loong, 38 tuổi bắt đầu mắc bệnh trầm cảm khoảng 3 năm trước.  Anh Lim Yufan, 30 tuổi mắc bệnh trầm cảm gần nửa cuộc đời mình. Cô Jaime Wong, 35 tuổi từng là vận động viên tennis của đội tuyển Seagame đối mặt với chứng trầm cảm từ năm 12 tuổi. Anh Chris Tan mắc bệnh trầm cảm từ khi học trung học. 

Bốn con người với 4 hoàn cảnh khác nhau đã quyết định chia sẻ thẳng thắn cuộc sống của họ khi vừa phải đối mặt với "con quỷ” trong cơ thể và đối mặt với sự kì thị của xã hội cũng như cách họ sống chung với căn bệnh.

Trầm cảm có thể đến với bất cứ ai dù trông bình thường nhất

Nhìn bên ngoài, người đàn ông này cũng bình thường như bao người khác đang hạnh phúc bên vợ và hai con trai. Thế nhưng ẩn giấu sâu bên trong tâm hồn, anh Mak Kean Loong đang phải đấu tranh để cố gắng cảm nhận được hanh phúc.

“Trong suốt nhiều năm, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có lúc bản thân có được cảm giác này”, người đàn ông 38 tuổi nói với gương mặt có đôi chút mệt mỏi.

Lúc đầu tất cả mọi người đều nghĩ rằng anh chỉ người “hướng nội hơn người khác”. Thực tế đó là gốc tích của dấu hiệu trầm cảm. Một năm trước, anh đã từng suýt có ý định rời bỏ gia đình, rời bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha.

“Nếu bạn muốn kết thúc cuộc sống thì tại sao phải nói với người khác ý định đó.

“Tôi không chia sẻ với vợ mình”, anh nói. "Đầu tiên tôi đưa con trai và vợ tôi ra ngoài ăn một bữa thật ngon, để họ có thể nhớ một điều gì đó về tôi. Tôi thật sự không cảm thấy bất cứ điều gì ngoài nỗi đau.”

Bệnh nhân trầm cảm - khi sự kỳ vọng biến mỗi người thành amp;#34;quái vậtamp;#34; tâm lý (Phần 1) - 1

Anh Mak lần đầu tiên bị trầm cảm sau khi vợ sinh con đầu lòng.

May mắn khi cuối cùng Mak đã không từ bỏ cuộc sống, nhưng anh đã quyết định từ bỏ công việc kỹ sư xây dựng để tập trung chữa bệnh. Và đó là một sự mất mát mà mỗi khi nghĩ tới, Mak lại cảm thấy cay đắng. “Tôi cảm thấy tổn thương khi thấy mọi người mặc đồ công sở đi làm. Tôi biết hiện tại tôi không phải là một phần của xã hội đó.”

Có khoảng 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử bệnh tâm thần. Nghiên cứu sức khỏe tâm thần Singapore năm 2010 đã phát hiện ra căn bệnh trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến 159.000 người trưởng thành tại quốc gia này trong suốt cuộc đời.

Với những trường hợp như anh Mak, căn bệnh này khiến cho cuộc sống trở nên căng thẳng hơn giống như một trận chiến – một số người buộc phải “đeo mặt nạ” tại nơi làm việc hoặc phải chấp nhận sự từ chối của các nhà tuyển dụng.

Bệnh nhân trầm cảm không chỉ đấu tránh với "quái vật" tâm lý mà cả sự kì thị

Một trong những trận chiến chính mà những người bị trầm cảm phải chiến đấu đó là sự kì thị của xã hội và điển hình chính là các nhà tuyển dụng. Điều này được minh họa rất rõ qua câu chuyện của Mak năm ngoái khi anh công khai nói về chứng bệnh của mình bằng cách viết blog và vẽ truyện tranh về trầm cảm.

Anh đã nghĩ việc chia sẻ các vấn đề của mình sẽ giúp anh vượt qua sự trầm cảm và giúp đỡ người khác cùng cảnh ngộ. Nhưng một vị sếp cũ của anh đã cảnh báo Mak nếu mọi người trong ngành biết anh mắc bệnh trầm cảm thì chắc chắn anh sẽ được họ “đánh dấu đỏ”.

“Có người sẽ nói bạn bị trầm cảm vậy liệu có chắc rằng căn bệnh ấy sẽ không quay trở lại? Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ tuyển dụng bạn. Hoặc bạn cần phải đi khám bác sĩ thường xuyên hơn – có lẽ chúng tôi sẽ trả cho bạn mức lương thấp hơn người khác.” Anh Mak chia sẻ về những gì anh gặp phải khi đi tuyển dụng.

Bệnh nhân trầm cảm - khi sự kỳ vọng biến mỗi người thành amp;#34;quái vậtamp;#34; tâm lý (Phần 1) - 2

Anh Lim Yufan vật lộn với chứng trầm cảm khi còn là sinh viên.

Một trường hợp khác, anh Lim Yufan đã sống với căn bệnh trầm cảm suốt nửa đời người và hiểu rất rõ phải sống ra sao để không bị người đời phán xét.

“Ngoài công việc đầu tiên, tôi không hề nói với các sếp hay đồng nghiệp của mình rằng tôi bị trầm cảm”, người đàn ông 30 tuổi nói. “Tôi sợ rằng nó sẽ dẫn đến những điều chẳng hạn như họ không tin rằng tôi có thể làm việc.”

Mặc dù không tiết lộ nhưng căn bệnh vẫn ảnh hưởng đến công việc của anh Yufan. Anh đã phải chuyển việc thường xuyên và không thể gắn bó với bất cứ việc nào lâu dài, đã có lúc anh chỉ làm việc ở môi trường mới 1 tháng đã nghỉ.

“Một trong số họ nói với tôi: Yufan, anh đang bị đau đầu. Đừng khiến tôi nhức đầu thêm chỉ vì lý do như vậy.” Anh Yufan kể lại.

Một nửa số người sếp anh từng làm việc đều nói họ không hiểu về trầm cảm – lý do mà anh từ chức.

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần của LP Clinic, Pauline Sim nói: “Nếu bạn có một ông chủ cầu toàn, người chỉ có thể tập trung vào sự tiêu cực và không có tính cảm thông thì sẽ rất khó khăn cho những người bị trầm cảm.”

Bệnh nhân trầm cảm - khi sự kỳ vọng biến mỗi người thành amp;#34;quái vậtamp;#34; tâm lý (Phần 1) - 3

Bác sĩ Sim nói chuyện với anh Yufan về chứng bệnh của mình. 

Trong trường hợp của anh Mak, anh đã may mắn hơn khi người quản lý cho phép anh có thời gian để hồi phục sức khỏe trong vài tháng. Dù vậy những người quản lý cũng cho rằng sẽ tốt hơn nếu anh nghỉ việc.

Nghiên cứu về vấn đề tư duy quốc gia năm 2015 của Viện sức khỏe Tâm thần (IMH) cho thấy những người bị trầm cảm nặng thường bị coi là có thể chất và tinh thần yếu kém chứ không phải một chứng bệnh.

Khi sự kỳ vọng chính là nguyên nhân trầm cảm

Tuy vậy, ngay cả những người mạnh mẽ nhất cũng phải đối chọi lại với căn bệnh trầm cảm. Người đồng sáng lập Học viện tennis kiêm Huấn luyện viên trưởng Jaime Wong là một ví dụ.

“Tôi đã từng chiến thắng. Suốt cuộc đời, tôi là người giỏi nhất ở hầu hết mọi thứ tôi làm. Và tôi nghĩ đó là nguyên nhân quan trọng khiến tôi rơi vào trầm cảm.”

Ở tuổi 12, cô là nhà vô địch quần vợt trẻ nhất Singapore. Một năm sau đó cô trở thành thành viên trẻ nhất trong đội tuyển Seagame.

“Tôi không thể xử lý tốt tâm lý mỗi khi thất bại. Sau khi thua một trận đấu quần vợt, tối sẽ cảm thấy buồn bã hàng tiếng, thậm chí hàng tuần và không nói chuyện với bất cứ ai. Tôi luôn cho rằng bản thân là biểu hiện của sự xuất sắc và hoàn hảo.” cô Wong, giờ đã 35 tuổi chia sẻ. 

Bệnh nhân trầm cảm - khi sự kỳ vọng biến mỗi người thành amp;#34;quái vậtamp;#34; tâm lý (Phần 1) - 4

Cô Jaime Wong thừa nhận không thể đối diễn với thất bại của bản thân đã khiến cô trầm cảm.

Chứng bệnh của cô bắt đầu tích tụ từ nhiều yếu tố: bị tổn thương trong tình cảm, mắc căn bệnh tiêu hóa mãn tính và sau đó câu lạc bộ tennis của cô phải đóng cửa để tái phát triển.

Anh Yufam cũng là một người luôn có thành tích tốt khi học tại ngôi trường hàng đầu - nơi luôn được “kỳ vọng cao". Anh thậm chí còn là nhạc trưởng trong ban nhạc giao hưởng của trường, một người chơi kèn trumpet tốt Nó đã cho anh cảm giác “được công nhận, cảm thấy bản thân sống có giá trị và mục đích”.

Nhưng khi điểm số của anh bị giảm xuống dù vẫn ở mức khá giỏi thì anh bắt đầu bị áp lực. “Tôi đã tự gây áp lực lên chính mình vì điểm số.” Anh nói. Sự lo lắng về thành tích học tập khiến Yufam bắt đầu trải qua giai đoạn trầm cảm đầu tiên.

Bệnh nhân trầm cảm - khi sự kỳ vọng biến mỗi người thành amp;#34;quái vậtamp;#34; tâm lý (Phần 1) - 5

Anh Yufan luôn lo lắng về điểm số khi đi học đã dẫn tới căn bệnh trầm cảm.

Còn với anh Mak, lần đầu tiên anh rơi vào trầm cảm là năm 2006, một năm trước khi đứa con đầu tiên chào đời và sau khi anh phải trải qua những thất vọng trọng công việc. “Bất cứ khi nào tôi hoàn thành xong công việc, tôi lại cảm thấy nó dường như đối chọi với giá trị đích thực của bản thân tôi, tôi thấy mình ngày càng xói mòn." Anh Mak tâm sự.

Sau 3 năm làm việc với nhiều áp lực và sự chán nản, anh đã rơi vào chứng rối loạn trầm cảm nhẹ với tên gọi dysthymia. Sau đó căn bệnh này ngày càng kéo dài khi tình thần anh ngày một đi xuống và lòng tự trong cũng dần hạ thấp.

Mời quý độc giả xem tiếp Phần 2: Bệnh nhân trầm cảm - Sống với "quái vật" dù khó nhưng không phải không làm được

Trầm cảm - quái vật tâm lý khiến nhiều người khiếp sợ
Bạn hoàn toàn có thể ứng phó với chứng bệnh đang dần dần trở nên phổ biến trong xã hội nếu biết đầy đủ những kiến thức về chúng.
Hoàng Dương (Dịch từ CNA)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe