Chỉ là một động tác nhỏ nhưng lại có thể tạo ra sự thay đổi lớn cho sức khỏe của mọi người.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, phương pháp dưỡng sinh "bát đoạn cẩm" có lịch sử lâu đời 800 năm. Động tác này thực hiện bằng cách kiễng chân (nhón gót chân) giúp cơ thể loại bỏ bệnh tật, sức khỏe cải thiện rõ rệt. Vậy tại sao chỉ một hành động kiễng chân lại có tác động lớn tới như vậy?
Đôi chân là "trái tim thứ hai" của cơ thể con người
Bác sĩ Liu Jianbo, trưởng Khoa Phục hồi chức năng tim phổi và Khoa Y học Giấc ngủ của Bệnh viện Liên kết 1 thuộc Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc, Quảng Châu, cho biết bàn chân được mệnh danh là "trái tim thứ hai" của con người.
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng một nửa kinh mạch của cơ thể đều tập trung bên trong nó. Bàn chân không chỉ là nơi bắt đầu của ba kinh mạch âm (gan, lá lách và thận), mà còn là nơi kết thúc của ba kinh mạch dương (dạ dày, túi mật và bàng quang).
Bàn chân được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể. (Ảnh minh họa)
Tinh, Khí, Thần là ba kho tàng trong cơ thể con người, trong đó bàn chân có quan hệ mật thiết nhất với Khí của kinh mạch Thận. Vì thận là “nền tảng của bẩm sinh, là gốc của sinh khí, là nơi dự trữ chủ yếu của tinh hoa”, nên đôi chân của con người cũng giống như rễ của cây cối. Chỉ bằng cách chăm sóc tốt cho bàn chân và thực hiện các bài tập kiễng chân đúng cách thì người già mới có thể bảo vệ các cơ quan nội tạng của mình tốt hơn.
Tập kiễng chân mỗi ngày, thu về nhiều lợi ích
Theo quan điểm của giải phẫu thể thao, bài tập kiễng chân chủ yếu vận động các cơ bắp chân sau. Khi cơ thể đứng (đầu gối thẳng), cơ bắp chân là phần cơ duy nhất sẽ được tập luyện. Khi sức mạnh của cơ bắp dần trở nên mạnh mẽ hơn, nó không chỉ có thể làm giảm vấn đề lưu lượng máu kém ở chi dưới của người già, mà còn tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
Hơn nữa, khi kiễng chân, lượng máu bị ép ra mỗi khi cơ bắp chân hai bên co lại gần tương đương với lượng máu do nhịp tim bơm ra. Nó không chỉ có thể giữ cho nhịp tim của con người ở mức khoảng 150 nhịp/phút mà còn cho phép máu cung cấp đủ oxy cho cơ tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Bài tập kiễng chân tốt cho thận, tim mạch, tăng cường xương khớp... (Ảnh minh họa)
Động tác này cũng kích thích hệ thống kinh mạch của thận, gây rung động toàn thân, nhẹ nhàng xoa bóp các cơ quan nội tạng, do đó có tác dụng tiêu trừ mọi bệnh tật một cách thần kỳ.
Bài tập kiễng chân còn có thể vận động chân tay và trí óc, loại bỏ các vấn đề về trí não. Ngoài ra, nó còn có thể tập luyện cơ bắp chân và cổ chân, chống suy giãn tĩnh mạch, tăng cường sự vững chắc của khớp cổ chân.
Bên cạnh đó, tập kiễng chân có thể tránh chấn thương đầu gối, là phương pháp tập luyện tốt cho nhiều người cao tuổi khớp gối hoạt động kém.
Bài tập kiễng chân giúp sức khỏe tốt
Đứng tại chỗ kiễng chân
- Giữ cơ thể thẳng đứng, hai chân chụm vào nhau và hai tay đặt ngang hông;
- Sau đó từ từ nhấc gót chân lên, dùng ngón chân bám chắc mặt đất rồi thả trọng lượng từ ngón chân xuống bàn chân trước để thả lỏng cơ thể;
- Cuối cùng, thực hiện động tác rơi tự do, để gót chân chạm đất nhẹ, tạo ra một rung động nhẹ tác động dọc theo chân.
Đi kiễng chân
Thực hiện 30~50 bước mỗi lần, nghỉ ngơi một chút, sau đó lặp lại vài lần tùy theo tình trạng thể chất của bạn, với tốc độ tạo cảm giác thoải mái và thư giãn. Người tập ban đầu có thể bám vào tường để đi, khi đã thành thạo thì không cần hỗ trợ.
Ngồi kiễng chân
Giữ đầu gối và đùi ngang bằng, có thể đặt hai chai nước khoáng hoặc vật nuôi lên đùi để tập tạ, kiễng chân từ 30 đến 50 lần mỗi lần, tốc độ có thể tự điều chỉnh.
Nằm kiễng chân
Khi nghỉ ngơi trên giường, duỗi thẳng hai chân, ấn đầu mũi chân xuống, phần gót nhấc lên. Có thể tập cả hai chân hoặc tập một chân. Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở bắp chân, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Thực hiện 20-30 lần mỗi lần, tốc độ tự điều chỉnh.
Thận trọng khi thực hiện bài tập kiễng chân
Đi kiễng chân đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ cơ thể cao hơn, người trung niên, cao tuổi bị cao huyết áp , loãng xương không nên tập kiễng chân để tránh tai nạn thương tích.
Việc tập kiễng chân nên thực hiện từng bước một, không nên dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ dễ dẫn đến đau gót chân. Nếu nó gây đau, bạn đừng lo lắng, hãy nghỉ ngơi vài ngày, ngâm chân và bạn sẽ sớm khỏe lại.
Khi chơi cờ, đánh bài, ngồi máy tính hoặc đứng lâu, tốt nhất nên kiễng chân mỗi giờ một lần, có thể làm cho máu lưu thông thuận lợi ở chi dưới, tránh cho chi dưới bị tê cứng do ngồi lâu.