Chỉ cần thức khuya sau giờ này, loạt bộ phận cơ thể dễ tổn thương, thậm chí “đoản mệnh”

HÀ VŨ. - Ngày 29/04/2022 20:40 PM (GMT+7)

Có lẽ thức khuya đã trở thành thói quen bình thường của con người hiện đại. Có người thức khuya vì mải xem điện thoại, trong khi một số người khác hy sinh giấc ngủ để làm thêm vì muốn nâng cao thu nhập, tăng chất lượng cuộc sống.

Nhiều người cho rằng tác hại của việc thức khuya có thể khắc phục được bằng cách ngủ bù, nhưng các bác sĩ cảnh báo nếu đi ngủ sau 11 giờ đêm trong thời gian dài sẽ trực tiếp phá hoại 7 bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả tổn thương da và gan, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư trong những trường hợp nghiêm trọng.

Thức khuya làm việc có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng. (Ảnh minh họa)

Thức khuya làm việc có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng. (Ảnh minh họa)

Theo các bác sĩ nội tiết, ngủ sau 11 giờ đêm được coi là thức khuya, vì thời gian tự sửa chữa của cơ thể con người là khoảng 11h đêm đến 3 giờ sáng, nên chất lượng giấc ngủ trong khoảng thời gian này là rất quan trọng. Một khi bạn thức cả đêm, đã bỏ lỡ thời gian cơ thể sự sửa chữa, nên dù bạn có ngủ bù cũng không thể bù đắp được.

Bác sĩ Từ Minh, phó giám đốc Trung tâm hợp tác y tế chữa bệnh mất ngủ y học cổ truyền Thượng Hải (Trung Quốc) gần đây đã chỉ ra 7 nguy cơ nghiêm trọng với cơ thể nếu thức sau 11h đêm.

1. Cơ thể béo phì

Chỉ cần thức khuya sau giờ này, loạt bộ phận cơ thể dễ tổn thương, thậm chí “đoản mệnh” - 2

Khi một người đi ngủ, cơ thể tiết ra leptin. Leptin truyền đến não thông tin rằng cơ thể có đủ chất béo dự trữ, giúp kiềm chế sự thèm ăn, báo hiệu cho cơ thể đốt cháy calo và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều. Thức khuya lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết leptin, leptin thấp khiến não không được truyền thông tin và sinh ra cảm giác đói, từ đó, cảm giác thèm ăn tăng lên đồng thời cơ thể sẽ hạn chế đốt năng lượng để dự trữ. 

2. Nguy cơ mắc bệnh tim cao

Đêm là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, vì vậy, vào khoảng thời gian này nhịp tim thường hạ, mạch máu chậm. Việc thức khuya quá nhiều sẽ khiến cho nội tạng không hoạt động đúng nhịp như bình thường, nhịp tim không thể điều chỉnh kịp thời, dễ gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp.

3. Da bị tổn thương

Chỉ cần thức khuya sau giờ này, loạt bộ phận cơ thể dễ tổn thương, thậm chí “đoản mệnh” - 3

Dù chăm dùng các loại kem đắt tiền nhưng hay thức khuya thì da bạn khó đẹp. (Ảnh minh họa)

Do da sẽ bước vào trạng thái dưỡng trong khoảng từ 10 đến 11 giờ đêm, thức khuya sau 11 giờ đêm trong thời gian dài sẽ làm rối loạn nội tiết và hệ thần kinh, không chỉ khiến da bị khô, mất độ đàn hồi mà còn trở nên xỉn màu, thậm chí còn phát triển nhiều mụn trứng cá.

4. Suy giảm trí nhớ

Những người thức khuya do thần kinh giao cảm vẫn ở trạng thái hưng phấn về đêm nên ban ngày mệt mỏi, sau đó bị chóng mặt, suy giảm trí nhớ, khó tập trung… Về lâu dài có thể bị suy nhược thần kinh, thường xuyên mất ngủ.

5. Tổn thương gan

Khoảng thời gian tốt nhất để giải độc gan là từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng hôm sau, nếu không đi ngủ trong khoảng thời gian này, máu đến gan sẽ không đủ, khiến các tế bào bị tổn thương không thể hoạt động tốt. Một khi gan - cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể con người” bị hư hỏng - sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể con người.

6. Giảm miễn dịch, tăng ung thư

Xem thêm nửa tiếng điện thoại mỗi ngày có thể tước đi của bạn vài năm tuổi thọ. (Ảnh minh họa)

Xem thêm nửa tiếng điện thoại mỗi ngày có thể tước đi của bạn vài năm tuổi thọ. (Ảnh minh họa)

Thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, từ đó dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, thiếu năng lượng, dễ cảm lạnh, ngoài ra miễn dịch còn là “hàng rào tự nhiên” của cơ thể chống lại bệnh ung thư. Khả năng miễn dịch bị suy yếu, tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ cao. Và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thức khuya có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư vú, ung thư đại trực tràng và các bệnh ung thư khác.

7. Khủng hoảng đường tiêu hóa

Các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày của con người được thay mới khoảng 2 đến 3 ngày một lần và hầu hết được sửa chữa vào ban đêm. Do đó, nếu bạn ngủ muộn và có thói quen ăn tối muộn, dạ dày có thể không được nghỉ ngơi; khiến axit dịch vị khó tiết ra bình thường, lâu ngày dễ gây xói mòn niêm mạc dạ dày, gây viêm loét và các triệu chứng khác.

Nếu biết thức khuya có tác hại đáng sợ mức này, bạn có đánh đổi đời mình để cày đêm?
Chúng ta đều được khuyên không nên thức khuya nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu tác hại của thức khuya là gì? Liệu tác động của nó nguy hiểm thế...

Sống khỏe

HÀ VŨ. Dịch từ Healthdaily
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại