Đôi chân là "trái tim thứ hai" của con người, 6 cách ngâm chân giúp người khỏe, sống lâu

MINH MINH - Ngày 16/09/2021 14:20 PM (GMT+7)

Chân được ví như "trái tim thứ 2" của cơ thể, bảo vệ và chăm sóc đôi bàn chân tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Ðôi bàn chân tuy nằm ở vị trí thấp nhất trong cơ thể nhưng đừng vì thế mà xem thường vì nó có vai trò rất quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người, lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo, dưới bàn chân có hơn 60 huyệt vị.

Theo y học cổ truyền phương Đông, bàn chân có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ với những cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể như thận, bàng quang, lá lách,... thông qua các đường kinh, đường lạc phân bố dày đặc ở bàn chân.

Khi cơ thể gặp vấn đề ở bất cứ bộ phận nào, ấn vào các phần tương ứng của lòng bàn chân cũng sẽ có cảm giác đau. Để tăng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, người xưa rất chú trọng tới việc chăm sóc đôi bàn chân bằng cách xoa bóp, bấm huyệt hay ngâm chân.

Đôi chân là amp;#34;trái tim thứ haiamp;#34; của con người, 6 cách ngâm chân giúp người khỏe, sống lâu - 1

Ngâm chân là cách thức chăm sóc chân đơn giản và dễ làm, giúp cho khí huyết luôn được lưu thông, không bị ứ lại. Theo bác sĩ Hua Rui, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc, một số lợi ích của việc ngâm chân, nhất là trong những ngày thu đông gồm:

- Kích thích khí và máu đi xuống, giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ

- Kích thích các huyệt đạo và thúc đẩy tuần hoàn máu

- Cải thiện tình trạng da, làm đẹp và dưỡng da

- Phòng ngừa bệnh cúm theo mùa và hỗ trợ điều trị chứng đau đầu

Một số cách ngâm chân tốt như dùng thuốc bổ

1. Ngâm chân trong nước đun vỏ quýt - Loại bỏ mụn trứng cá, làm ẩm ruột và nhuận tràng

Nếu trong cơ thể có độ ẩm quá cao rất dễ nổi mụn, ngâm chân trong nước đun vỏ quýt có tác dụng đẩy hơi ẩm trong cơ thể ra ngoài, tiêu trừ mụn. Tuân thủ một thời gian có thể làm ẩm ruột và giảm táo bón, chống táo bón. Và bạn sẽ cảm thấy làn da của mình được cải thiện đáng kể. Vỏ quýt rất giàu vitamin C có thể cải thiện làn da thô ráp, giúp da mịn màng hơn.

2. Ngâm chân với nước gừng tươi - tốt với người bị lạnh chân tay, giúp tuần hoàn máu

Gừng được biết đến như một vị thuốc hữu hiệu trong việc giữ ấm và tăng tuần hoàn máu. Chứng lạnh tay chân chủ yếu do cơ thể không cung cấp đủ máu tới các cơ quan này. Ngâm chân bằng nước muối gừng có thể cải thiện tuần hoàn máu và giảm bớt tình trạng lạnh tay chân.

Đôi chân là amp;#34;trái tim thứ haiamp;#34; của con người, 6 cách ngâm chân giúp người khỏe, sống lâu - 2

3. Ngâm chân trong ngải cứu - Giảm đau đầu, đau bụng kinh, nấm da chân

Cây ngải cứu có thể xua đuổi cảm lạnh và tăng cường sức đề kháng, thông kinh lạc, chữa đau bụng kinh. Lá ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, rất tốt cho những ai bị rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng lá ngải cứu để ngâm chân trước 1 tuần khi sắp tới ngày "đèn đỏ".Thực hiện khoảng 2-3 lần một tuần là ổn.

4. Ngâm chân với hồng hoa - giảm chứng tê cóng hoặc da bị nứt nẻ khi trời lạnh

Nhờ các chất bên trong cánh hoa hồng, nước hoa hồng có khả năng làm mở các mao mạch, se khít lỗ chân lông, giảm sưng tấy, nhiễm trùng, viêm da và làm lành vết thương. Thêm vào đó, nó còn rất tốt cho da khô bị nứt nẻ, da nhờn, da mụn, da bị dị ứng… 

Ngâm chân với hoa hồng còn có thể kích thích tuần hoàn máu, phòng chống và giảm nhẹ được chứng phồng giãn tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi.

5. Ngâm chân với nước muối - Cải thiện sưng chân và bàn chân

Phương pháp ngâm chân với muối rất đơn giản, có tác dụng cải thiện tình trạng sưng phù chân. Bên cạnh đó, còn có thể giúp giảm đau họng do nóng rát, tiêu viêm, giảm ngứa, sát trùng.

6. Ngâm chân với tinh dầu khuynh diệp - giảm căng thẳng

Đôi chân là amp;#34;trái tim thứ haiamp;#34; của con người, 6 cách ngâm chân giúp người khỏe, sống lâu - 3

Sau khi ngâm chân với tinh dầu khuynh diệp, bạn sẽ thấy mình thư thái và bình tĩnh hơn. Để đạt hiệu quả, bạn hãy thêm một chút muối Epsom vào một thùng chứa đầy nước ấm và nhỏ 10-12 giọt dầu khuynh diệp vào. Ngâm chân trong vòng 20 - 30 phút.

Những lưu ý khi ngâm chân để an toàn

- Ngâm chân khoảng 30 phút

- Nhiệt độ nước khoảng 45 độ, không quá cao

- Nên ngâm chân trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng 

- Quấn thêm khăn khi ngâm chân giúp máu lưu thông tốt hơn

- Không nên ngâm chân trong vòng một giờ sau bữa ăn

- Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ ngay.

- Không nên ngâm chân khi đói quá.

Không nên ngâm chân trong các trường hợp:

- Mắc bệnh tiểu đường

- Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch hoặc có huyết khối ở tĩnh mạch

- Chân có vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở

- Bệnh nhân say rượu, tâm thần.

Sau khi ngâm chân nếu được xoa bóp bấm huyệt vùng chân thì sẽ tăng hiệu quả. Nếu thấy cơ thể ấm lên và hơi ra mồ hôi nghĩa là có tác dụng. Bên cạnh đó, nên uống thên một cốc nước gừng nóng để cơ thể được giữ ấm.

Suýt phải cắt cụt chân sau khi ngâm chân nước nóng, những người này không nên làm theo
Ngâm chân nước nóng rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên cũng có những người không thích hợp để ngâm chân, ngâm chân không đúng cách cũng sẽ gây hại cho...

Các bệnh khác

MINH MINH (Dịch từ Brightside, Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe