Hormone làm gì trong cơ thể bạn? Vì sao hoạt động của hormone chi phối tâm trạng, sức khỏe chúng ta?

Ngày 27/01/2023 20:23 PM (GMT+7)

Chúng ta hầu như ai cũng từng nghe nói tới hormone trong cơ thể và biết nó có vai trò rất quan trọng nhưng hormone thực sự là gì và chi phối cuộc sống, sức khỏe của mỗi người như thế nào?

Trong suốt cuộc đời, cơ thể của chúng ta trải qua một loạt các biến đổi phi thường: ta lớn lên, dậy thì, và nhiều người tiếp tục sản sinh thế hệ mới. Đằng sau những biến đổi này là hệ nội tiết hoạt động không ngừng. Ngoài việc giúp cơ thể phát triển và hoàn thiện chức năng sinh dục, hệ nội tiết còn điều hoà mọi thứ từ giấc ngủ đến nhịp đập của tim, bằng cách tác động đến từng tế bào của cơ thể.

Hệ nội tiết hoạt động dựa trên tương tác của ba cơ quan sau: tuyến nội tiết, các hormone (kích thích tố), và hàng nghìn tỷ thụ thể tế bào. Trước tiên, có một tuyến sản sinh hormone là: ba tuyến trên não, và bảy tuyến ở những vị trí khác. Quanh mỗi tuyến nội tiết là một mạng lưới mạch máu, có nhiệm vụ tiết ra nguyên liệu để sản xuất các loại hormone. Sau đó, một lượng nhỏ những hormone đó được giải phóng, thường là vào máu.

Hormone hoạt động không ngừng trong cơ thể chúng ta. (Ảnh minh họa)

Hormone hoạt động không ngừng trong cơ thể chúng ta. (Ảnh minh họa)

Từ đó, mỗi loại hormone sẽ di chuyển đến các tế bào đích để thực hiện một thay đổi cụ thể. Hormone tìm ra các tế bào đích nhờ vào các thụ thể, đó là những protein đặc biệt nằm trong hay trên bề mặt tế bào. Những thụ thể này nhận diện các hormone đặc hiệu khi chúng lướt qua, và dính chặt lấy chúng. Khi điều này xảy ra, phức hợp hormone - thụ thể sẽ kích hoạt một loạt thay đổi làm tăng cường hoặc ức chế các quá trình chuyển hóa cụ thể bên trong tế bào, làm thay đổi hoạt động của chúng.

Việc để hàng triệu tế bào cùng một lúc tiếp xúc với một lượng hormone được tiết ra một cách có tính toán giúp hệ nội tiết kiểm soát những thay đổi lớn trên khắp cơ thể.

Ví dụ, tuyến giáp tiết ra hai loại hormone là triiodothyronine và thyroxine. Các hormone này sẽ di chuyển đến hầu hết các tế bào của cơ thể, làm tăng tốc độ sử dụng năng lượng và tốc độ hoạt động của các tế bào này. Chính sự thay đổi này đã điều hòa nhịp thở, hay nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, và sự tiêu hóa.

Các hormone cũng có những ảnh hưởng khác dễ nhận thấy và quen thuộc hơn trong giai đoạn dậy thì. Nam giới bắt đầu dậy thì khi tinh hoàn tiết ra testosterone, khiến cho cơ quan sinh dục dần phát triển. Nam giới bắt đầu mọc râu, giọng nói trở nên trầm hơn và chiều cao tăng lên. Với phụ nữ, giai đoạn dậy thì bắt đầu khi estrogen được tiết ra từ buồng trứng, giúp cơ thể họ phát triển, hông nở nang hơn, và làm dày lớp niêm mạc tử cung chuẩn bị cho sự rụng trứng ở kỳ kinh nguyệt hay thụ thai.

Hormone có thể chi phối tâm trạng, sức khỏe của phụ nữ khá nhiều. (Ảnh minh họa)

Hormone có thể chi phối tâm trạng, sức khỏe của phụ nữ khá nhiều. (Ảnh minh họa)

Có một quan niệm sai lầm về hệ nội tiết, đó là hormone nam và nữ là riêng biệt và đặc trưng cho từng phái. Thực tế thì cả nam và nữ đều có cả estrogen và testosterone, chỉ khác nhau về liều lượng. Hai loại hormone này đều rất quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai, cùng với hơn 10 loại hormone khác, đảm bảo sự phát triển của thai nhi, khả năng sinh nở và giúp người mẹ tiết sữa.

Ngoài ra, sự tăng giảm nồng độ hormone cũng gây ra các thay đổi tâm lý. Vì hormone có thể tác động lên sự sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin. Nồng độ các chất này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về tâm lý. Tuy nhiên, không thể kết luận rằng hormone có sức chi phối tuyệt đối lên chúng ta.

Dù hormone thường được xem là tác nhân chính thao túng hành vi, khiến ta bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của chúng, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng hành vi của ta được định hình từ hàng loạt ảnh hưởng khác nhau, bao gồm não bộ và các chất dẫn truyền thần kinh, các hormone, cũng như các yếu tố xã hội khác. Chức năng chính của hệ nội tiết là điều tiết các chức năng của cơ thể, chứ không phải chúng ta.

Đôi khi bệnh tật, căng thẳng, thậm chí là chế độ ăn cũng có thể làm gián đoạn chức năng điều tiết đó, bằng cách thay đổi lượng hormone được tiết ra hay sự đáp ứng tế bào.

Đái tháo đường là một trong những rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất, do tuyến tụy tiết ra quá ít insulin, một loại hormone kiểm soát lượng đường huyết. Hay bệnh suy giáp và cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tiết ra quá ít hay quá nhiều hormone tuyến giáp. Lượng hormone tuyến giáp quá ít sẽ làm chậm nhịp tim, mệt mỏi và chán nản, khi có quá nhiều hormone tuyến giáp, ta sẽ sụt cân, mất ngủ, và dễ cáu kỉnh.

Nhưng hầu hết thời gian, hệ nội tiết sẽ duy trì cơ thể ta ở trạng thái cân bằng. Chính sự điều tiết liên tục đó định hướng những thay đổi tiên quyết giúp ta trở thành chính mình.

3 đồ uống giúp bảo vệ tử cung tránh u xơ, u nang, cân bằng nội tiết
Những loại đồ uống dưới đây giúp cân bằng nội tiết tố, từ đó bảo vệ tử cung, phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

Nội tiết tố nữ

Nguồn: Ed-Ted
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe