Tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của căn bệnh này, 15% bị mất tỉnh táo vào ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh có liên hệ bệnh tâm thần.
Mất ngủ là chứng bệnh mà hầu hết ai cũng từng gặp phải nhưng lại chưa biết cách xử lý. Để có được những giấc ngủ ngon và không bao giờ gặp phải tình trạng này, bạn nhất định phải biết những điều dưới đây.
Bài viết bao gồm: 1. Nguyên nhân - Yếu tố tạo nguy cơ mất ngủ - Yếu tố gây mất ngủ tức thời - Yếu tố gây mất ngủ lâu dài: + Tâm lý + Cách sinh hoạt và thói quen + Một số bệnh ảnh hưởng đến thần kinh 2. Dấu hiệu mất ngủ - Mất ngủ nguyên phát - Mất ngủ thứ phát - Tác hại của bệnh mất ngủ 4. Cách điều trị - Điều trị bằng đông y - Điều trị bằng tây y |
MẤT NGỦ LÀ GÌ?
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bất kì đối tượng nào. Khó ngủ có nhiều dạng: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
Nữ giới bị khó ngủ nhiều hơn nam giới, nhất là ở tuổi gần mãn kinh. Nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên quan hơn là do thiếu hooc mon. Càng lớn tuổi nguy cơ mất ngủ càng cao.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH?
Yếu tố tạo nguy cơ mất ngủ
- Thói quen về giấc ngủ ngay từ nhỏ;
- Tâm lí luôn sợ sệt, lo lắng;
- Di truyền
Yếu tố gây mất ngủ tức thời
Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ khiến bạn khó ngủ:
- Lo nghĩ về tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề nghiệp,…
- Môi trường sống: chỗ ở ồn ào, lệch múi giờ…
Nếu những thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng bệnh này có thể sẽ không thành kinh niên.
Yếu tố gây mất ngủ lâu dài
- Tâm lí
+ Xác định sai lí do gây ra tình trạng khó ngủ;
+ Quá lo sợ vì mình khó ngủ;
+ Lo rằng bản thân sẽ không ngủ được dù chưa đi ngủ;
+ Cảm xúc rối loạn.
- Cách sinh hoạt và thói quen
+ Thời gian ngủ - thức không đồng đều;
+ Lịch sinh hoạt thay đổi liên tục (ví dụ: làm nhiều ca khác nhau trong ngày);
+ Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường;
+ Ngủ trưa quá nhiều;
+ Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ;
+ Suy tính công việc quá nhiều khi đã lên giường;
+ Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo.
- Một số bệnh ảnh hưởng đến thần kinh trung ương
+ Suy nhược cơ thể;
+ Viêm loét dạ dày tá tràng;
+ Xuất huyết đường tiêu hóa.
DẤU HIỆU MẤT NGỦ?
Các dấu hiệu thường gặp của mất ngủ đó là:
- Khó ngủ vào ban đêm hoặc khó ngủ lại sau khi thức dậy vào ban đêm;
- Giấc ngủ thường bị gián đoạn;
- Cần sự trợ giúp của thuốc ngủ mới có thể ngủ được.
Đây là đều là các nguyên nhân chính dẫn đến thiếu ngủ, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi cả ngày, khó tập trung vào công việc, tâm lí bị xáo trộn
CÁC DẠNG MẤT NGỦ?
Mất ngủ nguyên phát
- Không rõ nguyên nhân: từ thời thơ ấu đã không có lý do chính xác.
- Tâm sinh lý: khó thích ứng với hoàn cảnh nên không thể thoải mái ngủ.
- Nghịch lý: dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ – polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ.
Mất ngủ thứ phát
- Lo nghĩ quá nhiều vào giờ đi ngủ;
- Thói quen: ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ …
- Bệnh về tâm thần (trầm cảm…);
- Bệnh về thể chất (đau, mỏi, tê…);
- Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ, thuốc cấm…).
Tác hại của bệnh
Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến một loạt những hậu quả sau:
- Ảnh hưởng tới ngoại hình, làn da: da xạm, khô quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn;
- Ảnh hưởng tới tinh thần: lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, kém minh mẫn, dễ cáu giận, căng thẳng;
- Ảnh hưởng tới tim mạch: tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tiểu đường;
- Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư;
- Ảnh hưởng tới não bộ: suy giảm trí nhớ, hủy hoại não, trầm cảm.
CÁCH ĐIỀU TRỊ?
Điều trị bằng đông y
- Tâm sen: Tâm sen có vị đắng, màu xanh thường được dùng làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Lấy tâm sen hãm lấy nước uống giúp trị bệnh.
- Cây trinh nữ: Trinh nữ (cây xấu hổ) có tác dụng làm dịu thần kinh, an thần và chữa bệnh khó ngủ. Lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc lên uống.
- Lá vông: Lá vông có vị hơi chát, tính bình là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.
Điều trị bằng tây y
- Sử dụng thuốc an thần;
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn như bổ sung các chất:
+ Vitamin B1: có trong gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây...giúp gia tăng hoạt động của các dây thần kinh
+ Magie: có trong rau mồng tơi, rau muống, rau dền, trái bơ, hạt bí, hạnh nhân...giúp thư giãn cơ bắp nên dễ ngủ hơn
+ Tryptophan: có trong thịt gà, lạc, quả mơ, chuối, sữa chua...giúp hỗ trợ tăng sản xuất hormon serotonin để dễ ngủ hơn
PHÒNG TRÁNH MẤT NGỦ
Bên cạnh việc sử dụng các dược phẩm hỗ trợ giấc ngủ, người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý:
- Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày (thức dậy vào khoảng 5 – 7 giờ sáng).
- Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào cuối buổi chiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Tránh ngủ nhiều ban ngày, vào giấc ngủ trưa nên ngủ khoảng 30 – 60 phút là vừa đủ.
- Tập thể dục buổi sáng đều đặn. Không nên tập thể dục sát giờ đi ngủ (1 – 2 giờ trước ngủ) do làm tăng kích thích hệ thần kinh nên khó ngủ hơn.
- Trước khi đi ngủ 20 phút nên ngâm chân nước ấm.
- Phòng ngủ nên thoáng, sạch sẽ, không quá nóng hay quá lạnh, tránh ánh sáng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lí.