Một chế độ ăn "kỳ diệu": Chẳng cần kiêng món nào vẫn giảm cân, bớt bệnh, liệu có thật?

Ngày 26/04/2022 14:35 PM (GMT+7)

Gần đây, nhịn ăn gián đoạn được coi là một trong những cách phổ biến nhất giúp giảm cân, phòng bệnh. Nhưng một nghiên cứu lớn gần đây cho thấy chế độ ăn này không hề hiệu quả hơn cách ăn thông thường. 

Gần đây, trên thế giới, nhịn ăn gián đoạn là chế độ ăn được những người thời thượng và các chuyên gia công nghệ yêu thích. Nó không quá cầu kỳ phức tạp hay phải sử dụng những thực phẩm đặc biệt mà chỉ dựa trên một nguyên tắc đơn giản: nhịn ăn trong một khoảng thời gian dài nhất định trong ngày. 

Người áp dụng chế độ khống chế thời gian ăn này sẽ chỉ được ăn trong 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày và nhịn suốt thời gian còn lại. Phương pháp được coi là cách giảm cân hiệu quả này vừa bị “bóc trần”...

Áp dụng cách nhịn ăn gián đoạn nghĩa là bạn có thể ăn thoải mái trong 6-8h và nhịn suốt thời gian còn lại trong ngày. (Ảnh minh họa)

Áp dụng cách nhịn ăn gián đoạn nghĩa là bạn có thể ăn thoải mái trong 6-8h và nhịn suốt thời gian còn lại trong ngày. (Ảnh minh họa)

Trong một nghiên cứu kéo dài một năm bởi Đại học Y Phương Nam tại Trung Quốc, 139 người tham gia đã theo một chế độ ăn hằng ngày ít calo (1.200-1.500 calo với phụ nữ, và 1.500-1.800 calo cho nam giới). Tất cả trung bình chỉ giảm khoảng 6,4kg, cho dù họ theo kế hoạch ăn uống nào. Từ vòng eo tới mức đường huyết, chất béo cơ thể, độ nhạy insulin và huyết áp, đều không ghi nhận sự khác biệt đáng kể nào giữa những người nhịn ăn gián đoạn hay không. 

Vậy  nhịn ăn gián đoạn liệu có phải là một thứ mốt ăn uống vô nghĩa? 

Kết luận của các nhà nghiên cứu rằng “không có sự khác biệt đáng kể” nào giữa các chế độ ăn như ném một quả tạ vào cỗ máy tư vấn cách nhịn ăn gián đoạn đang nở rộ mấy năm gần đây.

Cho dù thực hiện theo mô hình đặc trưng là 16/8 (ăn 8 giờ/ngày và nhịn 16 giờ còn lại) hay nhịn ăn ngắt quãng 5:2 (5 ngày ăn bình thường, 2 ngày nạp tối thiểu calo) hoặc thậm chí nhịn cả ngày thì cách ăn này cũng được rất nhiều người nổi tiếng truyền bá, qua các cuốn sách, phòng khám, chương trình tư vấn… 

Cho tới tuần này, nghiên cứu đã đặt nó về đúng vị trí. Thử nghiệm chủ yếu ở động vật, phương pháp khống chế thời gian ăn tưởng chừng như giúp giảm cân và cải thiện đường huyết. Theo một bài báo năm 2021 đăng trên tạp chí thẩm định Dinh dưỡng và Tiểu đường, nhịn ăn 12-16 giờ như một sự xúc tác cho quá trình tự thực của tế bào (tức các tế bào tự sửa chữa, giúp giảm mức đường huyết tăng cao do ăn uống). 

Sau đó một bài báo năm 2019 từ Viện quốc gia về Lão hóa của Mỹ đăng tải kết quả từ 80 nghiên cứu, nhấn mạnh rằng nhịn ăn gián đoạn làm giảm chất béo tích trữ trong gan khi triglyceride (một loại mỡ máu) với thời gian nhịn ăn sẽ phá vỡ và chuyển hóa chúng thành năng lượng cho các mô khác trong cơ thể sử dụng, đặc biệt là não. 

Diễn viên Jenifer Aniston từng chia sẻ ăn theo chế độ khống chế giờ ăn.

Diễn viên Jenifer Aniston từng chia sẻ ăn theo chế độ khống chế giờ ăn. 

Tuy nhiên, nhịn ăn gián đoạn không chỉ giới hạn trong việc theo đuổi một thân hình mảnh mai hơn. Những người  béo phì tham gia nghiên cứu đã giảm được cân, đồng thời các nguy cơ đi kèm - như tiểu đường tuýp 2, tình trạng viêm nhiễm và các bệnh ung thư liên quan tới lối sống - cũng giảm đi. 

Tất cả những điều này có thể được giải thích bởi 2 yếu tố. Thứ nhất là, khi giới hạn thời gian ăn, một người sẽ ăn ít hơn về tổng thể, giảm lượng calo nạp vào trung bình khoảng 300-500 mỗi ngày, theo các nghiên cứu. Tiếp theo, có một số lợi ích liên quan tới nhịp sinh học khi áp dụng cách này. Giới hạn giờ ăn có thể khiến bạn sẽ ít ăn vào đêm muộn hơn, và do đó ngủ ngon hơn - việc này có lợi cho chức năng miễn dịch, tiêu hóa, nhận thức và tim mạch.

Theo tiến sĩ Giles Yeo, nghiên cứu chính tại Viện khoa học chuyển hóa Wellcome-MRC, Đại học Cambridge (Anh) nếu xét như một công cụ cắt giảm lượng tiêu thụ thực phẩm, phương pháp khống chế giờ ăn có thể hiệu quả khi hạn chế được lượng calo nạp vào, dù bạn chọn nhịn ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng nói về phương pháp này như một giải pháp giảm cân thì bản thân nó, nhìn chung, không hiệu quả với tất cả mọi người. 

Vậy nhịn ăn gián đoạn là thứ mốt đáng bỏ đi? Đây là câu hỏi không dễ trả lời

“Tôi là người tin rằng nếu bạn thực hiện việc gì đó mà không gây hại và thực sự có tác dụng với bạn, cứ làm - bởi vì có thể nó sẽ hiệu quả với một số người chứ không phải cho tất cả”, tiến sĩ Yeo đưa ý kiến. 

Tới nay, nghiên cứu của Đại học Y Phương Nam (Trung Quốc) là nghiên cứu dài nhất về phương pháp nhịn ăn gián đoạn, nhưng nó bị Michael Mosley, người thực hiện chương trình nổi tiếng Fast 800 - kết hợp giữa nhịn ăn gián đoạn và khống chế lượng calo, phê phán. Ông phản bác rằng những người thực hiện theo chế độ giới hạn giờ ăn và kiểm soát calo giảm nhiều cân và chất béo cơ thể hơn là chỉ giảm lượng calo ăn vào, nhưng “nghiên cứu trên không đủ lớn để khẳng định những khác biệt này được coi là có ý nghĩa thống kê”. 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn đúng thực phẩm và ăn ít hơn là chìa khóa để giảm cân. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn đúng thực phẩm và ăn ít hơn là chìa khóa để giảm cân. (Ảnh minh họa)

"Đó là một thử nghiệm khá nhỏ và thực hiện với người dân Trung Quốc - nhóm cộng đồng mà giờ ăn nhìn chung thường trong một khung nhất định, không quá muộn - và với những tình nguyện viên không có các vấn đề về trao đổi chất - việc này có thể ảnh hưởng tới kết quả”, ông nói thêm. 

Các nghiên cứu đã kết luận rằng sự kết hợp giữa chế độ ăn ít calo và nhịn ăn gián đoạn là “một cách tiếp cận khả thi và bền vững trong việc kiểm soát béo phì”, có thể bởi vì thời gian hạn chế ăn uống hoạt động như một công cụ kiểm soát hành vi. “Mặc dầu cách tiếp cận chính ở Fast 800 là cắt giảm calo, chúng tôi gợi ý mọi người có thể thử kết hợp với việc hạn chế thời gian ăn khi họ thấy điều này khiến việc áp dụng chế độ ăn cắt giảm calo dễ dàng hơn”, Mosley nói. 

Tiến sĩ Krista Varady là một giáo sư về dinh dưỡng tại Đại học Illinois Chicago (Mỹ), người tập trung vào tính hiệu quả của nhịn ăn gián đoạn. 

“Thành thực mà nói, tôi ngạc nhiên là nghiên cứu này lại được đưa vào một tạp chí ý khoa tầm cỡ như vậy”, bà nói và chỉ ra rằng nghiên cứu không có một nhóm giám sát. “Nó cho thấy những chế độ ăn này phổ biến thế nào và bao nhiêu người muốn biết về chúng”.

Bà cho rằng “chúng ta chắc chắn cần những dữ liệu lâu dài hơn cho phương pháp khống chế giờ ăn và phạm vi cần thiết tiếp theo cho các nghiên cứu là tìm hiểu ở những  nhóm dân số khác nhau, vì “chúng ta cần tìm hiểu xem các chế độ ăn này liệu có thể giúp đảo ngược tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và giúp những người mắc chứng rối loạn tuyến giáp hay hội chứng buồng trứng đa nang giảm được cân và trở nên khỏe mạnh hay không".

Tiến sĩ Varady đang thực hiện nghiên cứu kéo dài một năm - so sánh phương pháp khống chế thời gian ăn với hạn chế lượng calo nạp vào cũng như điều phối một nhóm kiểm soát ăn uống, nhằm tìm hiểu xem liệu việc khống chế thời gian ăn có thể “thúc đẩy hiệu quả dài hạn bởi vì nó không bao gồm việc đo đếm số calo. Tôi nghĩ đây là một câu hỏi lớn cần được trả lời trong lĩnh vực này”, bà nói. 

Tam Fry, Diễn đàn Béo phì Quốc gia Anh, không tin lắm rằng phương pháp khống chế thời gian ăn đáng để tìm hiểu sâu thêm. “Tôi chẳng có thời gian cho những mốt ăn uống kiểu này”, ông nói. “Cách ăn kiêng, theo quan điểm của chúng tôi, là ăn ít hơn”. Ông cũng cảnh báo rằng thực hiện mô hình ăn kiểu khống chế này có thể làm nhiễu loạn sự cân bằng trong ăn uống vốn đòi hỏi sự nhất quán và lành mạnh. “Ăn thực phẩm đúng, ăn ít hơn và bạn sẽ thấy cân giảm đi”.

Một ngày uống 8 cốc nước giúp giảm cân, giải độc nhưng uống vào những lúc nào tốt nhất?
Chúng ta thường được khuyên nên uống 8 cốc nước mỗi ngày, vậy nên uống vào thời điểm nào?

Sống khỏe

Yên Minh (Dịch từ The Telegraph)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe