Một kiểu tập luyện giúp phụ nữ trẻ lâu và ngừa được "căn bệnh thời hiện đại" nhưng làm sai dễ rước họa

DIỆU THUẦN - Ngày 14/04/2024 06:00 AM (GMT+7)

Ngoài uống uống thuốc, thay đổi lối sống… thì tập yoga cũng là cách giúp chúng ta giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu là vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến thời hiện đại, nhất là ở những người đang gặp áp lực trong cuộc sống, công việc. Theo thống kê, nước ta có khoảng 15 triệu người bị mắc các rối loạn tâm thần. Trong đó, tỷ lệ bị rối loạn lo âu, trầm cảm chiếm 5,4% dân số.

TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng khoa Nội thần kinh một bệnh viện tư tại TP.HCM cho biết, hiện có nhiều người đang làm các công việc như kinh doanh, ngân hàng, bất động sản, du lịch… phải đi khám tâm thần kinh do bị mất ngủ, đau đầu, căng thẳng, lo lắng quá mức và trầm cảm… “Những  người này phải đối mặt với áp lực công việc, tài chính, đời sống cũng như thu nhập bị suy giảm… khiến họ thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, suy nghĩ tiêu cực và bị sang chấn tâm lý có thể trở thành trầm cảm”, bác sĩ Đức chia sẻ.

Công việc căng thẳng là một trong những lý do khiến nhiều người bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Ảnh minh  họa.

Công việc căng thẳng là một trong những lý do khiến nhiều người bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Ảnh minh  họa.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, điều trị rối loạn lo âu ngoài dùng thuốc còn cần thay đổi lối sống, hạn chế sử dụng chất kích thích và thường xuyên vận động. Trong đó, tập kundalini yoga để điều trị rối loạn lo âu đang được nhiều người áp dụng.

Bác sĩ Nhung cho biết, yoga là một môn tập cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Môn tập này là sự kết hợp giữ tâm trí và cơ thể, giữa thực hành thể chất và thực hành tinh thần, giữa rèn luyện cơ bắp dẻo dai và xây dựng sức mạnh tinh thần. Kundalini yoga bao gồm các tư thế vật lý, kỹ thuật thở, bài tập thư giãn, lý thuyết yoga và thiền/thực hành chánh niệm. Đây là bài tập được nhiều nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả hơn đáng kể đối với chứng rối loạn lo âu, căng thẳng và stress.

Tiến sĩ Simon, Khoa Tâm thần tại Trường Y NYU Langone Health (Mỹ) và các cộng sự cũng từng có nghiên cứu với 226 nam giới và phụ nữ bị rối loạn lo âu tổng quát khi tập kundalini yoga trong 3 tháng. Kết quả nhận được là, những người này đã cải thiện các triệu chứng đáng kể.

Từ nghiên cứu trên, Tiến sĩ Simon và các bác sĩ khuyên không chỉ những người bị rối loạn lo âu, mà cả những người bình thường khác cũng nên tập yoga thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ bắp, tim mạch, cải thiện nhịp thở và chức năng phổi, đồng thời cải thiện sức khỏe tinh thần:

Tập yoga không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà cả sức khỏe tinh thần. Ảnh minh họa.

Tập yoga không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà cả sức khỏe tinh thần. Ảnh minh họa.

Giúp thư giãn, giảm stress và lo âu

Bên cạnh thiền thì yoga được biết đến là một trong những cách hiệu quả để giảm stress và thúc đẩy sự thư giãn. Yoga có tác dụng làm giảm tiết cortisol - một loại hormone căng thẳng, giúp giảm stress, lo lắng và mệt mỏi.

Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng hoặc lo âu thì yoga là lựa chọn rất nên thử để cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần.

Chống lại bệnh trầm cảm

Serotonin là một loại hormone làm tăng cảm xúc tích cực, nó thường bị suy giảm ở những người bị trầm cảm. Tập yoga có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất serotonin và giảm sản xuất các hormone căng thẳng như cortisol.

Cải thiện giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như béo phì, cao huyết áp, trầm cảm hay nhiều bệnh lý khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập yoga mỗi ngày có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ lâu hơn và ngủ ngon hơn.

Thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh

Yoga chú trọng thực hành chánh niệm nên những người tập yoga thường chú ý nhiều hơn vào những gì họ đang ăn. Đó là việc chú ý đến hương vị, mùi của thức ăn hoặc chú ý đến bất kỳ suy nghĩ và cảm giác nào khi đang ăn. Nó thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân và hỗ trợ điều trị các hành vi rối loạn ăn uống.

Theo các bác sĩ, không nên tập yoga quá sức và phải có huấn luyện viên khi thử các tư thế khó. Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ, không nên tập yoga quá sức và phải có huấn luyện viên khi thử các tư thế khó. Ảnh minh họa.

Tăng sự tự tin

Từ việc hỗ trợ giảm cân, cải thiện giấc ngủ và thói quen ăn uống lành mạnh, yoga giúp cải thiện vóc dáng, tăng sự nhẹ nhàng và dẻo dai cho cơ thể. Những người tập yoga cũng nhận thức rõ hơn về bản thân, do đó họ cũng hài lòng hơn và ít khi chỉ trích cơ thể của mình.

Tuy nhiên có một số điều bạn cần lưu ý trong quá trình tập luyện yoga:

- Không tập quá sức, chỉ tập những bài tập phù hợp với sức khỏe, nhất là người có bệnh lý tim mạch và hô hấp.

- Nếu tập sai động tác có thể gây tổn thương cho xương khớp, thậm chí là chấn thương. Do đó, cần khởi động thật kỹ và kiên nhẫn trong quá trình tập, không nên vội vàng.

- Đối với những bài tập khó, bạn nên tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên yoga.

- Cần kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ canxi, vitamin và các dưỡng chất khác.  

Ai không nên tập yoga? 8 kiểu người phải cân nhắc trước khi tập kẻo dễ gặp tai nạn
Tập yoga có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên thực hiện.

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Rối loạn lo âu xã hội