Dù cho con ăn rất tốt nhưng vẫn không cải thiện được chiều cao, người mẹ băn khoăn liệu ngoài dinh dưỡng còn có yếu tố nào tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ? TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ giải đáp về vấn đề này.
Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Con có chiều cao tốt là mong ước của bất kể bậc phụ huynh nào và trong xã hội hiện đa số các gia đình, trong đó có gia đình tôi luôn chăm sóc và dành những điều tốt nhất cho các con. Thế nhưng, chiều cao của con lại không được như kỳ vọng khiến người làm mẹ như tôi rất phiền não.
Con tôi 5 tuổi, tôi chăm sóc cho cháu rất chu đáo. Ngoài sữa uống hàng ngày, thực phẩm ăn cũng rất đầy đủ, không thiếu bất cứ thứ gì. Thế nhưng cháu hiện chỉ nặng 18kg, cao 1,05 mét. So với chuẩn của WHO thì cân nặng cháu ở mức trung bình, nhưng chiều cao lại thấp kịch khung. Khi đi học cháu cũng luôn “đội sổ” về chiều cao.
Điều này khiến tôi cảm thấy áy náy, có lỗi với con. Thậm chí, mỗi lần về quê hay đưa con đi cùng bạn còn hay bị nói là nhà có điều kiện mà để con như vậy, trong khi tôi luôn cố gắng chăm sóc cho con được tốt nhất.
Bác sĩ cho tôi hỏi, để con có chiều cao tốt, cân nặng phù hợp thì cần phải chăm sóc như thế nào, yếu tố nào là quan trọng nhất để tôi có thể thực hiện? Xin cảm ơn bác sĩ!
Vấn đề làm sao để cải thiện được chiều cao cho trẻ là câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh, nhất là các gia đình đưa con đi khám tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chiều cao của trẻ phát triển mạnh trọng một thời kỳ nhất định, nếu bỏ qua thời kỳ này thì các bé sẽ mất đi cơ hội phát triển chiều cao tối ưu. Vậy để phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, chúng ta cần hiểu đúng các vấn đề sau: Chiều cao thường được quyết định bởi cả các yếu tố can thiệp được và các yếu tố không can thiệp được.
- Thứ nhất, chúng ta nói về các yếu tố không can thiệp đươc, đó là yếu tố gene và giới tính, đây là những yếu tố được thừa hưởng từ di truyền.
- Thứ hai, các yếu tố can thiệp được, đó là dinh dưỡng, mức độ tập luyện, vận động, hormone, tình trạng dùng thuốc. Trong khi với những thông tin bạn đưa ra, thì mới thấy chú trọng về dinh dưỡng, các vấn đề khác chưa thấy đề cập cụ thể.
Ngoài hai vấn đề trên, thời điểm can thiệp cũng rất quan trọng cho các bé và đây là cả một quá trình chứ không phải câu chuyện ngày một, ngày hai. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm sớm, kịp thời, đúng mức vào 3 thời kỳ sau: Giai đoạn mang thai, Giai đoạn 0-2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì, dậy thì. Đây là những giai đoạn có sự gia tăng chiều cao mạnh nhất. Cụ thể: Khi trong bụng mẹ, các bé đạt được 50cm; năm thứ nhất các bé tăng thêm 25 cm; năm thứ 2 tăng thêm 10-12cm; các năm tiếp theo tăng từ 5 đến 7cm mỗi năm; đặc biệt giai đoạn tiền dậy thì, dậy thì các bé tăng 7-15cm mỗi năm.
Để trẻ phát triển chiều cao phải dựa vào nhiều yếu tố chứ không chỉ riêng dinh dưỡng.
Qua đó có thể thấy, khi chúng ta không thể chọn hay cải thiện được gene, giới tính cho trẻ, thì chúng ta vẫn có thể cải thiện chiều cao cho con bằng các yếu tố can thiệp được. Cần chú ý đến những biện pháp sau:
1. Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Mẹ và/hoặc trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé nói chung, trong đó có chiều cao nói riêng.
Các bà mẹ cần:
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai: Tránh suy dinh dưỡng, tránh thừa cân-béo phì, tránh thiếu hụt các vi chất, …
- Khi mang thai cần được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ, tránh thiếu hoặc thừa. Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Được khám thai và tư vấn dinh dưỡng định kỳ
Với trẻ em và thanh thiếu niên:
- Nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn
- Nên có chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng phù hợp với lứa tuổi từ khi các bé được 6 tháng tuổi, nhằm cung cấp đủ năng lượng, cân đối các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường) và các vitamin, khoáng chất cần thiết để các bé phát triển toàn diện. Cần lưu ý đến các thực phẩm giàu chất đạm và canxi như thịt, cá, tôm, cua, trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa và các sản phẩm từ sữa…
2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể giải phóng các hormone cần thiết để phát triển. Do đó, ngủ đủ giấc có thể cho phép tăng trưởng tối ưu.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất bình thường. Ví dụ, chơi ngoài trời hoặc tham gia các môn thể thao có thể giúp xương khỏe mạnh hơn, đặc hơn và chắc khỏe hơn.
Thường xuyên theo dõi sự phát triển của con để có sự điều chỉnh phù hợp.
4. Thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng để biết được sự phát triển của trẻ, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển tối đa tầm vóc.
5. Tiêm chủng, bổ sung vitamin A và tẩy giun định kỳ
Đây là những giải pháp quan trọng để tăng cường sức đề kháng và phòng chống các bệnh về ký sinh trùng… từ đó giúp bé ít bị bệnh, phát triển toàn diên.
6. Đi khám tư vấn dinh dưỡng định kỳ
Nên cho các bé đi khám dinh dưỡng để các bác sĩ phát hiện các thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng (thiếu vitamin D, can xi, sắt, kẽm…), chỉ ra các thói quen dinh dưỡng chưa đúng (chỉ ăn nước, quá ít dầu mỡ, không đa dạng thực phẩm...) và tư vấn các biện pháp can thiệp sớm, phù hợp với từng bé; góp phần thúc đẩy sự phát triển tối đa sức khỏe và tầm vóc của trẻ.
|
Tin liên quan
Bé gái 2 tuổi chỉ nặng có 9kg, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng vì một sai lầm tai hại của người cha.
Rau cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có những loại rau vô cùng giàu protein, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với những...
Khi có các yếu tố nguy cơ, các bà mẹ mang thai cần đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng thai nhi, tránh trường hợp thai bị suy dinh dưỡng...
“Sau 7 tháng sử dụng sản phẩm GrowPLUS+ và theo chương trình tư vấn dinh dưỡng của các Bác sỹ NutiFood, hơn 80% các bé bị suy dinh dưỡng đã...
Tin bài cùng chủ đề Trẻ suy dinh dưỡng
Dù cho con ăn rất tốt nhưng vẫn không cải thiện được chiều cao, người mẹ băn khoăn liệu ngoài dinh dưỡng còn có yếu tố nào tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ? TS.BS Nguyễn Trọng...