Những thực phẩm bổ máu? Người thiếu máu không nên ăn gì?

Khánh Hằng - Ngày 27/01/2021 16:10 PM (GMT+7)

Thiếu máu có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng cho sức khỏe. Có nhiều cách để tránh tình trạng này mà lành mạnh nhất chính là bổ sung những thực phẩm bổ máu.

Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như cacbon dioxit và axit lactic. Máu có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể, trong một số trường hợp máu sẽ được chỉ định truyền, nhận để bảo vệ các hoạt động sống cho con người.

Để bổ sung và nuôi dưỡng máu trong cơ thể, bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm bổ máu, giúp tăng lưu lượng máu, ổn định hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến máu.

Những thực phẩm bổ máu? Người thiếu máu không nên ăn gì? - 1

Thực phẩm bổ máu

1. Thịt

Hầu hết các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ như thịt bò, thịt lớn, đều là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, do đó rất tốt cho máu. Từ trước đến nay, nhắc đến những thực phẩm bổ máu, không thể nào bỏ qua các loại thịt được. Tuy nhiên, thịt cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol, dễ gây béo phì, hình thành các gốc tự do, gây ra các bệnh về tim mạch và ung thư, do đó cần điều chỉnh lượng ăn hàng ngày phù hợp.

2. Trứng

Trong trứng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, trong đó chất sắt có hàm lượng khá cao. Một quả trứng 100 gam thường có chứa khoảng 2,7 mg sắt. Nhờ đó, ăn trứng cũng rất bổ máu, ngăn chừa tình trạng thiếu máu của cơ thể.

3. Hải sản

Hầu hết các loại hải sản đều chứa rất nhiều sắt, ví dụ như trong 85 gam sò có chứa tới 13 mg sắt. Bên cạnh đó, các vitamin, khoáng chất và hợp chất dinh dưỡng trong hải sản rất tốt cho máu.

Những thực phẩm bổ máu? Người thiếu máu không nên ăn gì? - 2

Bên cạnh đó, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ còn chứa nhiều axit béo omega-3, giúp thúc đẩy việc giải phóng oxit nitric, làm giãn nở mạch máu, tăng lưu thông máu. Omega-3 cũng giúp ức chế sự kết tụ của tiểu cầu trong máu, từ đó ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

Omega-3 còn liên quan đến việc giảm huyết áp cao và cải thiện lưu lượng máu trong cơ xương trong và sau khi tập thể dục.

4. Quả lựu

Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho máu, tuy nhiên lựu có nhiều tác dụng tuyệt vời hơn cả nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol và nitrat, là những chất làm giãn mạch máu.

Ăn lựu trực tiếp hoặc uống nước ép lựu đều có tác dụng bổ máu, cải thiện lưu lượng máu và oxy hóa mô cơ, đặc biệt tốt cho người thường xuyên vận động. 

5. Hành tây

Hành tây là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa flavonoid, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nó giúp cải thiện lưu thông bằng cách giúp động mạch và tĩnh mạch mở rộng khi lưu lượng máu tăng lên.

Hành tây cũng có đặc tính chống viêm, giúp giảm viêm ở tĩnh mạch và động mạch, nhờ đó tăng cường lưu lượng máu đến các cơ quan và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

6. Quế

Quế là một loại gia vị có tính ấm nhờ vị cay nóng. Quế cũng là một trong số những thực phẩm bổ máu, giúp cải thiện sự giãn nở của mạch máu và lưu lượng máu trong động mạch vành, nơi cung cấp máu cho tim. Quế cũng làm giảm huyết áp bằng cách giãn mạch máu, từ đó tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan của cơ thể.

7. Tỏi

Tỏi là loại gia vị nổi tiếng có lợi đối với hệ tuần hoàn và sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy trong tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh, bao gồm allicin - có thể làm tăng lưu lượng máu ở mô và giảm huyết áp bằng cách thư giãn mạch máu.

Những thực phẩm bổ máu? Người thiếu máu không nên ăn gì? - 3

8. Củ cải đường

Nhiều vận động viên thường sử dụng nước ép củ cải đường hoặc bột củ cải đường để bổ sung năng lượng, cải thiện thành tích. Điều này là do củ cải đường chứa nhiều nitrat, chất mà cơ thể chuyển hóa thành oxit nitric, giúp làm giãn mạch máu và tăng lượng máu đến các mô cơ. 

Bổ sung nước ép củ cải đường giúp cải thiện lưu lượng oxy trong mô cơ, kích thích lưu lượng máu và tăng mức oxit nitric, tất cả đều tốt cho máu. Ngoài ra, củ cải đường còn giúp cải thiện lưu lượng máu ở người lớn tuổi có các vấn đề về tuần hoàn.

9. Nghệ

Nghệ đã được sử dụng hàng nghìn năm qua với công dụng giãn nở mạch máu, cải thiện lưu thông máu và bổ máu. Hợp chất curcumin - thành phần chính trong nghệ, cũng có tác dụng tăng sản xuất oxit nitric, giảm stress oxy hóa và giảm viêm.

10. Các loại rau xanh

Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bệnh nhân thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào, ngoài ra còn nhiều khoáng chất khác như canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho...

Rau chân vịt hay rau cải thìa còn chứa nhiều nitrat, chất mà cơ thể chuyển hóa thành oxit nitric, tốt cho hệ tuần hoàn máu. 

11. Trái cây có múi

Các loại trái cây có múi như cam, quý, chanh hay bưởi đều chứa nhiều chất chống oxy hóa, tiêu biểu là flavonoid. Điều này giúp làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể, giảm huyết áp và giảm độ cứng trong động mạch, từ đó cải thiện lưu lượng máu.

Những thực phẩm bổ máu? Người thiếu máu không nên ăn gì? - 4

12. Quả óc chó

Quả óc chó chứa nhiều hợp chất có lợi, chẳng hạn như l-arginine, axit alpha-lipoic (ALA) và vitamin E - tất cả đều kích thích sản xuất oxit nitric, giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu. Ăn quả óc chó giúp làm giảm huyết áp, cải thiện chức năng mạch máu và giảm viêm.

13. Quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, cherry, việt quất, mâm xôi... đặc biệt tốt cho sức khỏe vì chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác động tích cực đến hệ tuần hoàn máu.

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn quả mọng có thể làm giảm huyết áp, nhịp tim, kết tập tiểu cầu và nồng độ trong máu của các dấu hiệu viêm như IL-6, đồng thời cải thiện sự giãn nở của động mạch.

Người thiếu máu không nên ăn gì?

Để tránh tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng, nên tránh những loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm chứa nhiều canxi

Canxi là khoáng chất có lợi cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và thoái hóa. Tuy nhiên, canxi lại gây cản trở sự hấp thu sắt, do đó những người thiếu máu nên cẩn thận khi tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều canxi như: sữa, sữa chua, các loại hạt, các loại đậu, hạnh nhân...

2. Thực phẩm có nhiều tanin

Tanin (tannin hay tannoit) là hợp chất polyphenol có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein. Đối với những người mắc bệnh thiếu máu khi đưa thực phẩm, đồ uống chứa tanin vào cơ thể có thể gây ra phản ứng hóa học với sắt tạo thành muối khó hòa tan, gây ức chế quá trình hấp thụ sắt. 

Những thực phẩm chứa nhiều tanin phổ biến là trà xanh, trà đen, cà phê, rượu vang, nho...

3. Thực phẩm giàu axit oxalic

Axit oxalic có tính phản ứng và kết tủa, không tốt cho hệ tuần hoàn máu. Những thực phẩm giàu axit oxalic như rau dền, khế, tiêu...

4. Thực phẩm chứa gluten

Gluten được xem là kẻ thù của những người bị celiac (còn gọi là bệnh không dung nạp gluten), còn đối với những người bị thiếu máu, gluten gây tổn thương cho thành ruột, ngăn cản hấp thu sắt và axit folic – hai chất cần thiết trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu.

Những thực phẩm chứa nhiều gluten là lúa mì, lúa mạch, mì ống, bánh mì...

Nguồn tham khảo:

The 14 Best Foods to Increase Blood Flow and Circulation - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 7/12/2018.

24 Best Foods for Blood Circulation - Xuất bản trên trang tin y tế Medicine Net.

Hạt chia có tác dụng gì? Nên uống hạt chia vào lúc nào?
Hạt chia là một trong những thực phẩm vô cùng lành mạnh và hữu ích với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của hạt chia.
Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh thiếu máu