Nữ thư ký giỏi sếp giao việc gì cũng làm, bỗng có dấu hiệu lạ phải đi khám tâm thần

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 21/04/2022 11:50 AM (GMT+7)

Bố trí thời gian và công việc không khoa học, cộng thêm những áp lực công việc hàng ngày đang khiến không ít dân văn phòng gặp vấn đề về căng thẳng, stress… trong đó có cả những người trẻ tuổi.

Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Viết Chung (Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E Trung ương) cho biết, hiện nay dù nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe tâm thần đã được nâng lên, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều người chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh đã nặng, từ đó gây khó khăn trong vấn đề điều trị.

Đáng nói, vấn đề sức khỏe tâm thần ai cũng có thể gặp phải, từ trẻ nhỏ đến người già. Tuy nhiên, đối với dân văn phòng thì dễ gặp hơn do áp lực công việc, stress kéo dài nhưng đa số mọi người không nhận ra.

Điển hình như trường hợp một nữ nhân viên văn phòng tên Q.T (25 tuổi, ở Hà Nội) mới đến khám và nhờ bác sĩ can thiệp vì gặp phải những vấn đề stress, tâm lý khá nặng nề.

Với những trường hợp bị rối loạn tâm thần, nếu không được can thiệp kịp thời dễ để lại những hậu quả đáng tiếc.

Với những trường hợp bị rối loạn tâm thần, nếu không được can thiệp kịp thời dễ để lại những hậu quả đáng tiếc.

Tại bệnh viện, qua khai thác tiền sử được biết, T đang làm thư ký cho một công ty liên doanh và được đánh giá rất cao về năng lực. T kể rằng, từ khi tốt nghiệp ra trường cô bắt đầu làm việc ở công ty này. Với cô công việc là trên hết, sếp giao bất cứ việc việc cô cũng nhận, ai nhờ việc gì cô cũng thực hiện vì không muốn làm mất lòng ai.

“Trước đây, khi nhận việc tôi luôn cố gắng hoàn thành đúng tiến độ. Thời gian gần đây tôi thấy mình mệt mỏi, mất ngủ, đi làm thiếu tập trung, thậm chí xuất hiện cả những điều sợ hãi quẩn quanh trong đầu. Đặc biệt, khi thấy cơ thể ngày càng yếu đi, không thể hoàn thành công việc tốt như trước, vã mồ hôi và nhổ tóc một cách vô thức, dẫn tới mất cả một mảng tóc… tôi đã đi khám tâm thần”, T kể lại.

Qua những gì bệnh nhân chia sẻ và thăm khám trực tiếp, bác sĩ Chung chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Trường hợp này nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. “Khi khám, khi nghe tôi hỏi về công việc, nữ bệnh nhân bật khóc và kể rằng cô đã cố gắng hết sức nhưng không nhận được sự đền đáp xứng đáng”, bác sĩ Chung chia sẻ.

Bác sĩ Chung cho rằng, cần nhìn nhận từ mọi khía cạnh từ công việc, đến các mối quan hệ để không bỏ lọt dấu hiệu rối loạn tâm thần.

Bác sĩ Chung cho rằng, cần nhìn nhận từ mọi khía cạnh từ công việc, đến các mối quan hệ để không bỏ lọt dấu hiệu rối loạn tâm thần.

Để nhận biết một người có dấu hiệu về rối loạn tâm thần hay không, bác sĩ Chung cho rằng cần phải khai thác kỹ các yếu tố liên quan đến môi trường công việc, vấn đề gia đình, các mối quan hệ và sức khỏe.

Ví dụ như môi trường làm việc, nếu thấy mất tập trung, thiếu động lực, căng thẳng khi làm việc… thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo. Hay yếu tố gia đình cũng vậy, người có rối loạn tâm thần sẽ không duy trì được mối quan hệ, xa rời vợ hoặc chồng, con. Đối với người chưa kết hôn thì cần xem lại mối quan hệ với các thành viên trong gia đình…

Khi các yếu tố trên kết hợp với vấn đề sức khỏe với các biểu hiện như mất ngủ, cảm giác mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác nặng ngực, rối loại tiêu hoá, rối loại chức năng tình dục, khó thở… đồng thời người bệnh dễ có phản ứng tiêu cực trong cuộc sống: dùng chất gây nghiện, gây ảo giác, uống rượu bia để giải tỏa hoặc làm tổn thương bản thân (cắn tay, nhổ tóc, rạch tay…) thì cần nghĩ ngay đến rối loạn tâm thần và đi khám càng sớm càng tốt.

Để phòng ngừa rối loạn tâm thần, theo chuyên gia, mỗi người nên cố gắng cân bằng các yếu tố trong cuộc sống như dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, bố trí công việc một cách hợp lý, quan tâm tới các quan hệ bạn bè, sức khoẻ; không nên sống chỉ nghiêng về một thái cực.

Bé gái 6 tuổi nhập viện tâm thần vì học từ sáng đến tối, có cả giáo sư kèm cặp
Việc cho con học tập quá nhiều, ít thời gian vui chơi hoặc không quan tâm, phát hiện dấu hiệu kịp thời để đưa đi khám sẽ gây khó khăn trong điều trị...

Sức khỏe tâm thần

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề ThS.BS Nguyễn Viết Chung