Táo mèo có tác dụng gì? Uống rượu táo mèo có tốt không?

H.M - Ngày 04/09/2021 16:37 PM (GMT+7)

Táo mèo là loại quả được người Việt Nam ưa chuộng, dùng để ngâm siro, ngâm rượu,... Táo mèo có tác dụng gì cho sức khỏe - chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Quả táo mèo là tên địa phương của một loại táo người Mông. Các tên địa phương khác là táo rừng, maccam, hoặc macsamcha. Ở Việt Nam, táo mèo ngày càng được trồng phổ biến, vừa hữu ích cho môi trường rừng vừa với mục đích thương mại với quy mô nhỏ để lấy quả. 

Táo mèo được dùng dưới dạng siro, rượu, giấm. 

Táo mèo có tác dụng gì?

Theo hiểu biết của người dân địa phương, táo mèo có giá trị dinh dưỡng cao và các chất sinh học cần thiết cho cơ thể. Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng. Chiết xuất từ táo mèo có tác dụng ức chế trực khuẩn E.Coli, lỵ, bạch hầu, thương hàn, tụ cầu vàng khá mạnh.

Mặc dù vậy, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rõ ràng về tác dụng của táo mèo đối với sức khỏe con người. Mới chỉ có nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá các thành phần dinh dưỡng và hoạt tính sinh học có trong quả táo mèo, được thu thập từ ba tỉnh ở Tây Bắc Việt Nam. 

Kết quả cho thấy quả táo mèo rất giàu vi chất dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng của nó bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng như carbohydrate, protein, chất béo, đường tự do - monosaccharide (fructose và glucose), disaccharides (maltose và saccharose), và các vi chất dinh dưỡng - vitamin C và beta-carotene, axit béo (axit palmitic, axit linoleic, oleic axit) axit, axit linolenic, axit stearic, axit arachidic và các axit béo khác), axit amin (axit amin thiết yếu và axit amin không cần thiết) và một số khoáng chất thiết yếu (canxi, sắt và phốt pho).

Quả táo mèo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Quả táo mèo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của quả táo mèo tương tự như cam, chanh, táo,... Táo mèo chứa polyphenol (flavonoid, tanin ...), saponin, axit hữu cơ, axit amin, và chất khử đường. Trong số đó, nhóm polyphenol và axit hữu cơ xuất hiện ở mức cao nhất. Polyphenol từ lâu đã được biết đến là chất có đặc tính chống oxy hóa. 

Nghiên cứu hiện đại cho thấy táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, tốt cho tim, làm giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ.

Cách sử dụng táo mèo

Táo mèo khó có thể được tiêu thụ trực tiếp ở dạng tươi mà phải qua một số chế biến nhất định. Các sản phẩm đã chế biến từ táo mèo như trà túi lọc, mứt... dường như rất có tiềm năng. Người Việt Nam còn ưa chuộng ngâm táo mèo với đường phèn để làm siro hoặc ngâm rượu táo mèo.

Trong Đông y, người có viêm loét đường tiêu hóa không nên dùng táo mèo. Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc bổ cũng kiêng dùng táo mèo.

Quả táo mèo có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nếu sử dụng đúng cách

Quả táo mèo có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nếu sử dụng đúng cách

Một số bài thuốc sử dụng táo mèo được dược sĩ Mai Thu Thủy chia sẻ trên trang tin Sức khỏe & Đời sống:

Bài 1: Táo mèo 15g, lá sen 20g. Hai thứ tán vụn hãm với nước sôi chừng 15-20 phút, uống thay trà. Tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, làm giãn mạch máu, thanh dẫn thông trệ, dùng thích hợp cho người bị tăng huyết áp và béo phì kèm theo nhức đầu, hoa mắt...

Bài 2: Táo mèo 24g, cúc hoa 15g, lá dâu 12g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín. Uống trong ngày. Tác dụng thanh can nhiệt, hóa ứ tích, dùng thích hợp cho những trường hợp tăng huyết áp với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, dễ cáu giận, đại tiện táo...

Bài 3: Táo mèo 10g, cúc hoa 10g, lá trà tươi 10g. Ba thứ hãm với nước sôi, uống như trà. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ đờm, bình can, tiềm dương, dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành và  rối loạn lipit máu.

Một số món ăn, bài thuốc có thể chia ăn vài lần trong ngày:

Bài 1: Táo mèo 50g (thái phiến), gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn thêm đường phèn. Tác dụng khứ ứ huyết, tiêu thực tích, dùng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipit máu.

Bài 2: Táo mèo 30g, quyết minh tử 30g, đại táo 4g, thịt lợn nạc 250g (thái miếng),  lá sen tươi (rửa sạch thái nhỏ), gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn vài lần. Tác dụng thanh can, thiết nhiệt, làm giãn mạch máu và giáng áp, dùng cho người bị tăng huyết áp với các triệu chứng mặt đỏ, mắt đỏ, nhức đầu, chóng mặt, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo...

Bài 3: Táo mèo 30g, mã thầy (bóc vỏ) 10 củ, hải đới 30g (rửa sạch, cắt ngắn), chanh 2 quả (cắt lát). Tất cả đem nấu kỹ lấy nước chia uống vài lần trong ngày. Tác dụng hoạt hóa huyết ứ, cường tim, lợi thủy, giáng áp, dùng rất tốt cho người bị tăng huyết áp.

Rượu táo mèo có tốt không?

Rượu táo mèo vốn là thức uống được nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Với liều lượng vừa phải, rượu táo mèo có một số tác dụng tốt đối với sức khỏe, bao gồm:

- Tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.

- Tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho trí nhớ.

- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

- Tăng cường sinh lý cho nam giới.

- Giúp làm đẹp da, chống lão hóa.

Nguồn tham khảo:

Cách dùng quả táo mèo: Hạ áp, cường tim – đăng tải trên trang tin Sức khỏe & Đời sống.

Study on nutrient compositions of son tra fruits (Docynia indica (Wall.) – đăng tải trên World Agroforestry.

Chanh sả gừng có tác dụng gì? Uống nhiều nước chanh sả gừng có tốt không?
Nước chanh sả gừng không chỉ ngon miệng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thực phẩm phòng bệnh

H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh