Tuần nào cũng ăn mì, thanh niên 26 tuổi có cholesterol xấu cực cao, mì ăn liền thực sự có hại thế nào?

Ngày 09/05/2024 05:54 AM (GMT+7)

Nhiều bạn trẻ thích ăn mỳ vì nhanh, tiện, lại ngon nhưng ăn không đúng cách hoặc ăn quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. 

Nhiều người hiện đại vì bận rộn hay ngại nấu nướng nên có thể chọn ăn hàng ngày 3 bữa và mì là món được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, một chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ từng gặp một người đàn ông 26 tuổi có kết quả kiểm tra sức khỏe đáng báo động và sau khi hỏi kỹ thói quen ăn uống, sinh hoạt thì phát hiện bệnh nhân tuần nào cũng ăn mì.

Ăn mì quá nhiều có thể tác động xấu tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ăn mì quá nhiều có thể tác động xấu tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia dinh dưỡng Xia Ziwen, Bệnh viện Tân Quang (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ trong chương trình “Doctors Are Hot” rằng chàng trai 26 tuổi cao khoảng 1m70 nhưng nặng tới 90kg. Kết quả khám sức khỏe cho thấy có nhiều thông số “đỏ” - khác xa mức bình thường, nhất là cholesterol xấu cao. Sau khi hỏi thêm về chế độ ăn uống của bệnh nhân, bác sĩ phát hiện thanh niên này thích ăn ở nhà hàng ramen vào cuối tuần. Ngoài việc uống hết nước dùng tonkotsu trong bát mì ramen, anh còn ăn hết phần da gà đi kèm trong món này.

Chuyên gia Xia Ziwen tiết lộ rằng những thói quen nêu trên khiến người đàn ông trẻ không thể giảm cân. Bác sĩ đề nghị anh ít ăn mì lại và không uống hết nước dùng mỗi lần ăn, tối đa chỉ nên “uống một nửa bát nước”. Bác sĩ cũng nhận thấy chế độ ăn uống của người bệnh quá ít chất xơ nên khuyên anh bổ sung thêm bột chất xơ để đường huyết ổn định hơn và không hấp thụ nhiều chất béo.

Nhà dinh dưỡng khuyến cáo, bản thân mì trước khi nấu đã được chiên, vì thế khi ăn hạn chế tối đa việc uống phần nước súp vì “chất béo đã ngấm vào trong đó".

Ăn nhiều mì ăn liền có hại như thế nào? 

Mặc dù mì tôm ngon, rẻ và tiện lợi nhưng lại có thể ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe. Mỗi loại mì tôm lại có thành phần dinh dưỡng khác nhau nhưng hầu hết chúng đều có lượng calo thấp và thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng.

Dưới đây là một số tác hại của việc ăn mì tôm quá nhiều, không đúng cách:

Dư thừa natri

Nạp nhiều natri từ muối có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ. Với những người bị nhạy cảm với muối, chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, tác động tiêu cực đến sức khỏe tim và thận.

Mì ăn liền chứa lượng natri rất cao, một gói thông thường có thể chứa tới 1.760 mg natri, tương đương 88% mức khuyến nghị 2g mà Tổ chức Y tế Thế giới( WHO) khuyến nghị. 

Mì ăn liền thường có lượng muối cao. (Ảnh minh họa)

Mì ăn liền thường có lượng muối cao. (Ảnh minh họa)

Chứa nhiều chất bảo quản (MSG và TBHQ)

Giống như nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn khác, mì tôm cũng chứa các thành phần như chất điều vị và chất bảo quản, có thể gây hại cho sức khỏe. MSG và TBHQ là hai chất bảo quản phổ biến trong mì tôm. Chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ gây phản ứng dị ứng tới tổn thương thần kinh và tăng nguy cơ ung thư.

Tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa

Mì ăn liền đã được chiên qua dầu và sấy khô, hơn nữa lại chứa nhiều chất bảo quản nên thường khó tiêu trong dạ dày. Việc ăn nhiều mì tôm không chỉ khiến vị giác giảm sút mà còn có thể gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa khi phải hoạt động nhiều hơn để tiêu thụ chúng. Nếu bạn ăn nhiều mì tôm, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày...

Gây hại cho thận

Mì tôm chứa nhiều natri nên ăn nhiều dễ gây hại thận. Ngoài ra, mì tôm cũng chứa phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn,nhưng nếu dùng nhiều lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần…

Gây béo phì, thừa cân

Việc ăn quá nhiều mì ăn liền sẽ khiến cơ thể nạp thêm nhiều carbohydrate và chất béo, dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao, từ đó có thể dẫn tới béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…

Gây nóng trong

Mì tôm là thực phẩm đã qua chế biến bằng dầu nóng ở nhiệt độ cao. Đó là lý do sau khi ăn mì tôm xong, bạn thường có cảm giác khát nước và khô miệng. Việc ăn nhiều mì tôm dễ dẫn đến nóng trong, nhiệt miệng, nổi mụn.

Ăn mì ăn liền thế nào để hạn chế các tác hại?

Mì nên nấu cùng nhiều rau. (Ảnh minh họa)

Mì nên nấu cùng nhiều rau. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tạo thành món ăn hay bữa ăn đạt yêu cầu về dinh dưỡng hợp lý, mì tôm cần kết hợp với các thực phẩm nhóm khác như cung cấp chất đạm (thịt, trứng, tôm…), nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ (rau, quả…). Tốt nhất, khi ăn mì là ăn kèm rau xanh cũng như các loại thịt khác và hạn chế sử dụng gói gia vị ăn liền. 

Trẻ con ăn mỳ tôm sống có hại không? Ăn nhiều mỳ tôm có bị ung thư như lời đồn?
Trẻ nhỏ rất thích bóc gói mỳ tôm ra ăn luôn không cần nấu, nhưng ăn mỳ tôm sống như vậy liệu có tốt không? TS.BS Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng...

An toàn thực phẩm

Theo Yên Minh (Dịch từ Seth và tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe