Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và nên ăn gì

Ngày 09/04/2020 16:00 PM (GMT+7)

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là chứng bệnh về tim cực kỳ phổ biến, nhất là với người lớn tuổi. Bệnh có thể gây nguy hại và đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu như không được chữa trị kịp thời. Vậy thiếu máu cơ tim cục bộ có chữa được không?

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi mà có hiện tượng lưu lượng máu trong cơ thể đi đến tim bị giảm. Từ đó khiến cho tim không nhận được đủ lượng máu cần thiết để tiếp nhận oxy, truyền tải máu đi các cơ quan trong cơ thể. Hậu quả gây ra đó là sự tổn thương cơ tim, gây loạn nhịp tim, thậm chí là nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân thiếu máu cơ tim cục bộ

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ đó là sự tắc nghẽn mạch máu, làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể và đi đến tim. Sự tắc nghẽn mạch máu này do những tác động sau đây gây ra:

1. Lượng cholesterol tăng cao trong máu

Lượng cholesterol trong máu tăng cao, khiến cho thành động mạch bị bám bởi các mảng xơ vữa gây cản trở lưu lượng máu lưu thông vào tim. Đây cũng là tác nhân chính gây ra tình trạng xơ vữa động mạch thường gặp.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và nên ăn gì - 1

Cholesterol cao trong máu là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu cơ tim

2. Người mắc bệnh béo phì

Béo phì có thể là nền tảng mắc các bệnh về tim nguy hiểm. Bởi các chất béo có hại và cholesterol luôn luôn tăng cao ở người bị béo phì. Từ đó sẽ dẫn đến căn bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ do tắc nghẽn mạch máu.

3. Người mắc bệnh đái tháo đường

Người bị đái tháo đường, tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim, bởi lượng đường trong máu tăng cao khiến làm tăng chất béo bão hòa có hại cho cơ thể. Ngoài ra còn làm hủy hoại các mạch máu, gây ra bệnh động mạch vành, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của tim.

4. Người bị huyết áp cao

Người bị huyết áp cao, tăng huyết áp sẽ khiến lưu lượng máu đi vào tim nhiều hơn, gây ra tình trạng tắc nghẽn và xuất hiện các cục máu đông.

5. Lối sống không khoa học

Lối sống ít vận động, hay nằm sẽ khiến tăng cao tỷ lệ mắc bệnh lý về tim mạch, trong đó có thiếu máu cơ tim.

6. Lạm dụng chất có hại

Lạm dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ảnh hưởng đến cơ tim và sức khỏe.

7. Yếu tố di truyền

Người mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có thể bị di truyền tiền sử bệnh tim từ chính người thân trong gia đình.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và nên ăn gì - 2

Lạm dụng chất có hại sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim

Thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim cục bộ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe khi mà mạch máu nuôi tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Về lâu dài, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng cho tim như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, thậm chí nguy hiểm nhất là tử vong.

Đây là căn bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì mới tránh được nguy hiểm và giảm đi những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Càng cứu chữa kịp thời bao nhiêu thì sẽ tránh được tỷ lệ tử vong bấy nhiêu.

Dấu hiệu, triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh rất dễ nhận biết vì nó bộc lộ ngay từ bên ngoài. Việc nắm được các triệu chứng của bệnh sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu của thiếu máu cơ tim bao gồm:

- Cảm thấy đau tức ngực, có áp lực ở vùng ngực

- Cảm thấy khó thở, đau đớn, vã mồ hôi liên tục

- Cơ thể thấy buồn nôn, khó chịu, bị nôn mửa

- Nhịp tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, bồn chồn

- Chóng mặt, hoa mắt

- Ngất xỉu hoặc thậm chí bị đột quỵ

- Sưng phù ở tay và chân do bị ứ dịch

- Khó ngủ, ngủ không ngon, hay bị mất ngủ

- Ho khan, nghẹt mũi, cảm thấy khó chịu trong phổi

Nếu phát hiện người bệnh có những triệu chứng trên, cần đưa họ đi tới bệnh viện để khám và chữa trị ngay, tránh để lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và nên ăn gì - 3

Đau tức ngực là dấu hiệu bệnh tim thường gặp

Các biện pháp điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ

Thiếu máu cơ tim cục bộ có chữa được không? Hoàn toàn có thể chữa được nếu như người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Hoặc tốt hơn hết là người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

1. Thay đổi lối sinh hoạt

- Thay đổi lối sống hiện tại, vận động nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và trao đổi chất. 

- Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích độc hại

- Không sử dụng rượu bia

- Thường xuyên ăn trái cây, rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất

- Duy trì cân nặng luôn ở mức vừa phải, tránh để bị thừa cân và béo phì

2. Điều trị bệnh bằng thuốc

Thiếu máu cơ tim cục bộ uống thuốc gì? Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để điều trị bệnh tim cho người bệnh. Do đó người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc về để uống. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho người bệnh như:

- Thuốc kháng sinh

- Thuốc giảm đau

- Thuốc chẹn beta

- Thuốc giúp ức chế men angiotensin

- Và một số loại thuốc hỗ trợ bệnh tim khác

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không và nên ăn gì - 4

Người bị bệnh thiếu máu cơ tim luôn phải dùng thuốc

3. Biện pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp tốt nhất để giúp dứt điểm các bệnh về tim. Điều này mang lại nhiều giá trị và hiệu quả đối với các trường hợp mắc bệnh nặng và nghiêm trọng. Các kỹ thuật thường được bác sĩ sử dụng trong phẫu thuật gồm:

- Cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim hoặc cả hai để cải thiện chức năng điện của tim.

- Cắt bỏ phần xơ vữa để loại bỏ mảng bám từ động mạch ở tim

- Nong bóng mạch máu để giúp cải thiện lưu lượng máu trong các động mạch bị hẹp.

- Đặt stent, một thiết bị được thiết kế để giữ các động mạch mở rộng khi bị hẹp.

- Xạ trị sau khi đặt ống thông ở stent động mạch được đặt trước liên tục thu hẹp lại, để cố gắng giữ cho lòng động mạch của bạn không bị hẹp trở lại.

Thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì, không nên ăn gì?

- Nên ăn nhiều rau củ, trái cây nhằm tăng vitamin và chất xơ. Từ đó sẽ giúp cải thiện được sức đề kháng cho cơ thể.

- Nên ăn các loại ngũ cốc, vì chúng chứa nhiều chất xơ và chất béo hòa tan có lợi cho sức khỏe. Do đó giúp ngăn ngừa cholesterol hiệu quả trong máu.

- Nên ăn các loại thực phẩm, trái cây có chứa chất chống viêm và chống oxy hóa. Điều này giúp ngăn gốc tự do phát triển, giúp mạch máu khỏe mạnh hơn.

- Nên ăn những loại cá, đặc biệt là cá biển để bổ sung thêm khoáng chất và Omega 3 giúp ngăn ngừa cholesterol và bảo vệ cơ thể.

- Tránh xa các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ bởi chúng sẽ làm tăng lượng chất béo có hại và cholesterol cho cơ thể.

- Tránh sử dụng nhiều muối khi chế biến thức ăn, vì quá nhiều muối có thể gây phù chân tay, ảnh hưởng tới hệ tim mạch và huyết áp.

- Tránh xa các loại đồ uống có cồn, chứa chất độc hại vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới tim.

Hở van tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Bệnh hở van tim là một trong những bệnh về tim phổ biến và thường gặp. Vậy bệnh hở van tim là gì, liệu nó có nguy hiểm và có thể chữa khỏi được không?

PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu mắc bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì và những thực phẩm cần tránh là loại nào?