Vì sao ai cũng ăn cơm tẻ hằng ngày, cơm nếp để dành lễ, Tết? Nghe BS nói, thầm tấm tắc "các cụ cấm có sai"

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 18/11/2022 14:30 PM (GMT+7)

Trong bữa ăn hàng ngày đa số các gia đình vẫn sử dụng cơm tẻ thay vì cơm nếp, như vậy liệu cơm tẻ có nhiều dinh dưỡng hơn hay còn vì lý do nào khác.

Vì sao ai cũng ăn cơm tẻ hằng ngày, cơm nếp để dành lễ, Tết? Nghe BS nói, thầm tấm tắc amp;#34;các cụ cấm có saiamp;#34; - 1

Trong chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam, cơm là nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu cho cơ thể, trong đó được chia thành 2 loại là cơm nếp và cơm tẻ. Thực tế cho thấy, đa số các gia đình sử dụng cơm tẻ, còn cơm nếp hay các sản phẩm làm từ gạo nếp chỉ dùng trong những dịp quan trọng như lễ tế, ngày giỗ, đám cưới… Vậy liệu có phải cơm tẻ nhiều dinh dưỡng hơn cơm nếp nên được nhiều người sử dụng hơn?

TS.BS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết không chỉ gạo nếp với gạo tẻ, mà các loại gạo tẻ khác nhau, cấy mùa vụ khác nhau cũng cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. “Trước đây, gạo được chia thành vụ chiêm và vụ mùa, với vụ mùa cây lúa sẽ dài ngày hơn nên gạo sẽ nhiều dinh dưỡng hơn”, bác sĩ Từ Ngữ chia sẻ.

Vì sao ai cũng ăn cơm tẻ hằng ngày, cơm nếp để dành lễ, Tết? Nghe BS nói, thầm tấm tắc amp;#34;các cụ cấm có saiamp;#34; - 2

Đối với gạo nếp cũng vậy, từ khi cấy lúa đến lúc thu hoạch sẽ dài ngày hơn gạo tẻ, nên sẽ nhiều dinh dưỡng hơn gạo tẻ. TS Từ Ngữ cho biết đó là so sánh giá trị dinh dưỡng của riêng gạo hoặc cơm, còn nếu so sánh tổng thể trong bữa ăn, việc ăn cơm nếp chưa chắc cơ thể đã nhận nhiều dinh dưỡng hơn ăn cơm tẻ.

“Cơm nếp thường ăn được với ít món và chủ yếu là thịt, nhưng cơm tẻ ăn được với nhiều loại thực phẩm khác nhau từ thịt, cá, canh, rau, củ quả… vì vậy, bữa ăn sẽ cân bằng dinh dưỡng hơn. Đó là lý do vì sao cơm nếp no lâu, nhiều dinh dưỡng hơn so với cơm tẻ nhưng mọi người không ăn thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày”, TS Từ Ngữ phân tích.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết cơm nếp thường dẻo và có độ kết dính cao nên khi lấy cơm thường bị nén xuống chặt hơn cơm tẻ. Đó là lý do cùng một bát cơm như nhau nhưng cơm nếp cho nhiều năng lượng hơn cơm tẻ. Vì thế, nếu ăn quá nhiều đồ nếp sẽ dẫn tới thừa năng lượng, dễ đối mặt với nguy cơ thừa cân béo phì, bệnh lý mãn tính, nhất là khi cơm nếp được làm thành bánh chưng, bánh giày, xôi các loại…

PGS Nguyễn Thị Lâm cho biết độ kết dính (độ dẻo) của cơm nếp và cơm tẻ liên quan tới hai thành phần là amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột. Trong đó, amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo nếp, lượng amilopectin chiếm 90%, còn trong gạo tẻ lượng amilopectin chỉ có 80%.

Vì sao ai cũng ăn cơm tẻ hằng ngày, cơm nếp để dành lễ, Tết? Nghe BS nói, thầm tấm tắc amp;#34;các cụ cấm có saiamp;#34; - 3

Đối với việc thực hành ăn uống với cơm nếp và cơm tẻ, PGS Lâm cho biết dường như không có ai chống chỉ định với cơm nếp và cơm tẻ. Tuy nhiên, tùy tình trạng sức khỏe sẽ có cách ăn hợp lý cho từng cá thể.

Với người bình thường chỉ nên ăn từ 100-150g cơm nếp/ngày. Người thừa cân nên giảm ăn cơm tẻ và cơm nếp so với người bình thường. Người mắc bệnh tiểu đường cần bớt ăn cơm tẻ, cơm nếp do chất bột đường có thể ảnh hưởng tới đường máu.

Cụ ông 94 tuổi cứ ăn cơm xong là đòi làm chuyện ấy với vợ, con gái đưa đi khám nhận kết quả sững sờ
Dù đã ở tuổi 94 nhưng cụ ông vẫn luôn có ham muốn, còn liên tục gạ gẫm vợ 85 tuổi làm "chuyện ấy", khi đi khám thì bác sĩ kết luận bất ngờ.

Quan hệ tình dục

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe