Ăn chanh chỉ lấy nước là sai lầm, nhiều người đang vứt vị thuốc quý chống được cả ung thư

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 18/10/2021 13:37 PM (GMT+7)

Không chỉ có nước cốt, vỏ và cùi chanh… đều có lợi ích với cơ thể nếu biết tận dụng, các chuyên gia cho rằng việc vứt bỏ vỏ chanh là quá lãng phí.

Tại Việt Nam, quả chanh xuất hiện ở mọi vùng miền và cách sử dụng phổ biến nhất là vắt lấy nước. Nước cốt chanh có thể dùng trong chế biến các món ăn, làm gia vị chấm hoặc pha đồ uống. Khi lấy nước cốt xong, các bộ phận khác như vỏ chanh, hạt chanh, múi chanh phía trong đa số đều bị vứt vào sọt rác.

Ths.lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho rằng, đây là cách ăn chanh rất phí của người Việt, đang bỏ đi một vị thuốc, nguồn dược liệu quý mà không hề hay biết. Vị lương y này cho rằng, nhiều người dù biết vỏ chanh tốt nhưng lại ngại chế biến để làm thuốc nên vứt đi. Tuy nhiên thực tế không phải vậy.

“Vỏ chanh có thể dùng ăn trực tiếp, có thể thái nhỏ, giã nát để cho vào cùng nước cốt, làm gia vị để chế biến món ăn. Không nhất thiết phải sao vàng, sắc thành nước uống”, lương y Trung cho hay.

Mọi người không nên lãng phí, vứt bỏ vỏ chanh sau khi vắt lấy nước.

Mọi người không nên lãng phí, vứt bỏ vỏ chanh sau khi vắt lấy nước.

Ths.BS Nguyên Lê (Bệnh viện Quân y 103) cũng cho biết, quả chanh rất tốt cho sức khỏe nếu biết cách dùng. BS Lê khẳng định, trong quả chanh phần tốt nhất chính là vỏ, chứ không phải là nước. Mỗi ngày nên dùng khoảng 100 gram chanh (tính cả quả), không nên dùng quá nhiều.

Theo bác sĩ Lê, việc ăn chanh cả vỏ sẽ tận dụng được chất xơ có trong chanh. Hơn nữa, vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, chất chống ôxy hóa và vitamin, có thể hỗ trợ phòng chống ung thư… nên việc sử dụng cả vỏ chanh sẽ rất tốt. “Mọi người khi ăn chanh, nên tận dụng cả phần vỏ, đừng vứt bỏ”, BS Lê nhắc lại.

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, ngay cả với những người không có thói quen ăn vỏ chanh, hoàn toàn có thể tận dụng vỏ chanh để loại bỏ các vết bẩn, vì chanh có tính sát khuẩn cao. Thậm chí, tinh dầu chanh có nhiều ở phần vỏ bên ngoài cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng trong nhà.

Về đông y, ông Trung cho biết, chanh chứa nhiều vitamin C, B6 và flavonoid. Đây là hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và ung thư. Nó giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, táo bón, cao huyết áp, sốt, khó tiêu, cũng như cải thiện làn da, tóc và răng.

Vỏ chanh có thể chế biến để sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Vỏ chanh có thể chế biến để sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Vỏ chanh là một vị thuốc giúp giảm mỡ máu, tác dụng rõ ràng nhất là giảm cholesterol. Ngoài ra, tinh dầu có trong chanh còn có tác dụng giúp dễ hô hấp, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Khi sử dụng vỏ chanh có thể dùng sấy khô hoặc dùng vỏ tươi.

Theo lương y Trung, vỏ chanh sấy khô trong đông y được gọi là trần bì, vị thuốc này kết hợp dùng để hỗ trợ điều trị ho, trừ đờm, bổ khí huyết, giảm tê tay chân… Còn vỏ chanh tươi gọi là thanh bì giúp chống trào ngược thực quản, chữa ho, tiêu đờm…

Không chỉ vậy, buổi tối khi đi ngủ, mọi nhà có thể để chút vỏ chanh trong phòng vì trong chanh có tinh dầu tạo mùi thơm dễ chịu, giúp ngủ sâu giấc hơn, nhất là thời điểm mùa hè.

Mùi hương của chanh còn giúp thanh lọc không khí, làm mát dịu trong không gian nhỏ, tốt cho phổi, làm sạch hơi thở và thải độc cơ thể ngay cả khi đang ngủ. Bởi vậy, mọi người nên tận dụng không nên vứt bỏ vỏ chanh sau khi vắt lấy nước.

Tuy có nhiều tác dụng, nhưng khi sử dụng. lương y Trung cũng khuyến cáo, không nên dùng vỏ chanh quá nhiều, nếu đặt trong phòng quá nhiều sẽ nặng mùi gây cảm giác khó chịu. Khi dùng làm vị thuốc không nên dùng quá 20g vỏ chanh/ngày. Nếu dùng nhiều sẽ tác động đến hành khí, thậm chí mất cân bằng âm dương trong cơ thể.

Uống nước chanh mỗi ngày có tốt không? 6 sai lầm khi uống nước chanh dễ gây họa
Nước chanh giàu vitamin, giúp cơ thể khỏe mạnh và đẹp hơn nhưng liệu có nên uống nó mỗi ngày?

Sống khỏe

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe