Bé gái 6 tuổi nhập viện tâm thần vì học từ sáng đến tối, có cả giáo sư kèm cặp

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 15/04/2022 14:13 PM (GMT+7)

Việc cho con học tập quá nhiều, ít thời gian vui chơi hoặc không quan tâm, phát hiện dấu hiệu kịp thời để đưa đi khám sẽ gây khó khăn trong điều trị với trẻ tăng động, giảm chú ý.

Sau một thời gian dài trẻ học online vì ảnh hưởng dịch bệnh, hiện các địa phương đã cho trẻ quay trở lại trường học trực tiếp. Đây là điều rất cần thiết với bản thân trẻ, cũng như gia đình. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, không nên ép con học quá nhiều, đồng thời cũng không nên sao nhãng quá việc học và chú ý đến cả những biểu hiện về nhận thức, hành vi của con để sớm phát hiện bất thường và đưa đi khám.

Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Phương Thảo - Khoa Tâm thần trẻ em (Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, Hà Nội), kiêm Giám đốc Trung tâm giáo dục kỹ năng và Hướng nghiệp Hà Nội cho biết, với trẻ ở độ tuổi 6-12 tuổi, bố mẹ  cần lưu ý kết hợp giữa việc học và chơi, cũng như các hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm xã hội.

Thực tế, đã có nhiều trẻ vì học quá nhiều dẫn đến giảm chú ý, ngược lại sự không được quan tâm đúng mức cũng khiến trẻ dễ sa sút lực học, tăng động… 

Bác sĩ Thảo dẫn chứng về trường hợp một bé trai 6 tuổi, sau khi thăm khám và test IQ cho thấy, cháu có biểu hiện giảm chú ý. Khai thác thêm, bác sĩ phát hiện, trước khi được đi khám, bé phải học quá nhiều.

Trẻ dưới 12 tuổi bác sĩ Thảo cho rằng cần phải cân đối giữa hoạt động học và chơi, cũng như các hoạt động ngoại khóa, rèn kỹ năng. Ảnh minh họa.

Trẻ dưới 12 tuổi bác sĩ Thảo cho rằng cần phải cân đối giữa hoạt động học và chơi, cũng như các hoạt động ngoại khóa, rèn kỹ năng. Ảnh minh họa.

Từ khi ở mầm non, trẻ đã tham gia học tiền tiểu học  nhiều tháng. Khi vào lớp 1, ngoài học ở lớp, con còn được bố mẹ thuê giáo sư tới kèm cặp nhiều ca trong ngày. Hầu như ngày nào bé cũng học liên tục từ sáng đến tối, không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Lịch trình này diễn ra suốt một gian dài cho tới khi thấy con có biểu hiện lơ đễnh, không thể tập trung chú ý, bố mẹ mới đưa trẻ đi khám.

Một trường hợp khác là bé trai 8 tuổi, ở Hà Nội, được xác định bị tăng động, nhưng gia đình không có đủ điều kiện theo thuốc điều trị, cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức khiến việc điều trị gặp khó khăn.

Theo bác sĩ Thảo, bé trai này khá nghịch ngợm, có thể hoạt động liên tục từ sáng tới 2h đêm. Đặc biệt, cháu có biểu hiện rối loạn hành vi, đánh cả em, hay cáu gắt, thường xuyên cãi lại người lớn, lực học giảm sút nghiêm trọng…

“Con như vậy nhưng bố không quan tâm, đến mức người mẹ đi sinh con thứ 2 ở viện được 2 ngày đã phải về nhà để chăm con vì bé nghịch quá, không học hành gì. Khi nghe người mẹ chia sẻ tôi thật sự rất đau lòng”, bác sĩ Thảo tâm sự.

Bác sĩ Phương Thảo cho rằng phụ huynh cần phải phân biệt giữa trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động.

Bác sĩ Phương Thảo cho rằng phụ huynh cần phải phân biệt giữa trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động. 

Đừng nhầm lẫn giữa tăng động và hiếu động

Hiện nay rất nhiều phụ huynh đang nhầm lẫn giữ tăng động và hiếu động, từ đó không cho con đi khám sớm, gây khó khăn trong việc điều trị. Bác sĩ Phương Thảo cho rằng, trẻ hiếu động và tăng động khác nhau hoàn toàn. Cụ thể:

Với trẻ hiếu động khi chơi đùa với bạn bè vẫn nhận biết được hành vi, vẫn biết nghe lời và sửa sai khi người lớn chỉ dạy, biết được cách giao tiếp, không chen ngang lời người khác và biết kiểm chế bản thân, không rối loạn giấc ngủ…

Còn đối với trường hợp tăng động, thông thường mọi người hay nói đi kèm với giảm chú ý. Tuy nhiên, bác sĩ Thảo cho biết đây cũng là hai phần khác biệt nhau hoàn toàn.

Trẻ tăng động có biểu hiện: Hay vặn vẹo, bồn chồn khi ngồi một chỗ; đi liên tục; trả lời ngay khi người lớn chưa hỏi xong; có rắc rối khi chờ đợi; làm gián đoạn công việc của người khác như giật điện thoại khi bố mẹ đang gọi điện; không kiên nhẫn chờ đến lượt; hoạt động nhiều nhưng ngủ ít…

Trẻ giảm chú ý là khi: Không chú ý vào các chi tiết, cầu thả không hoàn thành chi tiết; khó duy trì sự tập trung trong công việc; không lắng nghe người khác nói với mình; không làm theo hướng dẫn, không làm theo bài tập về nhà; khó khăn trong tổ chức công việc, hoạt động; né tránh không thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực về tinh thần; đánh mất vật dụng học tập, hoạt động; dễ bị xao nhãng trong các hoạt động bên ngoài…

Bác sĩ Phương Thảo cho rằng, với trẻ tăng động giảm chú ý, khi điều trị sẽ gặp khó khăn, phải điều trị cho đến tuổi trưởng thành, nhất là trường hợp đi khám phát hiện muộn. “Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào từng trẻ cụ thể để đưa ra phương pháp phù hợp, thường điều trị bằng hóa dược (thuốc), kết hợp với điều trị tâm lý”, bác sĩ Thảo cho hay.

Con được chẩn đoán tự kỷ, bố mẹ vẫn một mực không tin vì lý do này
Dù nhận thức về trẻ tự kỷ trong xã hội đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn có những suy nghĩ, quan điểm sai lầm về vấn đề này khiến không ít trẻ được phát...

Trẻ tự kỷ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mental Health