Khác với nhiều loại rau ăn lá, rau này chỉ ăn tươi và ăn khi còn sống mới tốt cho sức khỏe bởi nấu chín sẽ khó ăn hoặc thậm chí không ăn được.
Các loại rau hoặc củ quả tại Việt Nam rất phong phú, trong đó có nhiều loại có thể ăn sống hoặc nấu chín thành các món ngon. Tuy nhiên, có một loại rau chỉ ăn sống mới ngon miệng và mang lại giá trị dinh dưỡng, đó là lá sung.
Lá sung được xếp vào các loại rau gia vị, giúp tăng hương vị, độ thơm ngon cho nhiều món ăn, nhất là ăn kèm với các món gỏi, nộm hoặc nem. Đây là loại lá có nhiều tại Việt Nam, được cho là rất an toàn vì chúng mọc tự nhiên, cách xa mặt đất, ít sử dụng thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích.
Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết sở dĩ lá sung chỉ tốt và ngon khi ăn sống vì chúng thường được ăn kèm với nhiều các loại thực phẩm giàu chất đạm khác, ít khi được nấu canh ăn như những loại rau thông thường.
Lá sung không chỉ ăn lấy may đầu năm, mà còn giúp chống ngán hiệu quả khi dùng kèm những thực phẩm khác. Ảnh minh họa.
“Lá sung được ăn quanh năm nhưng vào đầu năm thường được sử dụng nhiều hơn vì nhiều người quan niệm đầu năm ăn lá sung cho cả năm sung túc, đủ đầy. Ngoài ra, lá sung khi ăn kèm sẽ giảm được độ ngán, át bớt mùi tanh, giảm được vị chua của các món ăn nên đây là loại rau gia vị được ưa chuộng”, ông Sáng chia sẻ.
Lá sung có một lượng lớn chất xơ nên những người béo phì và ai muốn giảm cân có thể ăn để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao trong lá sung cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống táo bón. Dùng lá sung thường xuyên có thể giúp giảm táo bón và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Không chỉ là rau gia vị ngon miệng, lá sung còn là vị thuốc và chúng cũng chỉ phát huy giá trị khi dùng tươi. Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, trong Đông y, lá sung có tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết.
Về tác dụng của lá sung với sức khỏe, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường do làm giảm glucose trong máu. Ngoài ra, trong lá sung còn có hoạt chất kháng u, chống lại các tế bào ung thư ruột kết ở người, ung thư vú và cả ung thư gan… Tuy nhiên, khi sử dụng tốt nhất nên có hướng dẫn của chuyên gia.
Lá sung vú ăn ngon và có nhiều công dụng hơn là lá sung thông thường. Ảnh minh họa.
Một số bài thuốc từ lá sung:
- Dùng 30g lá sung vú, nhân trần 30g, kê huyết đằng 20g, rau má 50g, sâm đại hành 20g sắc uống thay trà, giúp chữa gan nóng, vàng da.
- Dùng 100g lá sung vú, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50g, quả đu đủ non 50g, lõi thông thảo 10g, hạt mùi 5g, gạo nếp 100g, nấu thành cháo, ăn 2 lần trong ngày và ăn trong 3 ngày giúp lợi sữa ở phụ nữ mới sinh con.
- Lá sung vú 16g, lá chanh 16g, nghệ 16g, tỏi 6g, sắc lấy nước đặc, uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi nhằm chữa sốt, cảm cúm.
Tin liên quan
Chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở rằng cho dù một loại quả nào đó nhiều hay ít calo cũng nên ăn lượng vừa phải.
Loại quả này giàu vitamin C gấp nhiều lần cam, vào mùa chỉ từ 10.000 đồng/kg. Dù quen thuộc với người Việt nhưng không phải ai cũng biết...
Bất kể nam hay nữ muốn giảm cân, cải thiện sức khỏe không nên bỏ qua loại lá mang tên lá sen.
Lá chanh chỉ dùng để pha nước chấm, có giá rất rẻ ở Việt Nam hóa ra lại có vô vàn tác dụng tốt với sức khỏe và được bán giá cao ở nước...
Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe
Loại quả này giàu vitamin C gấp nhiều lần cam, vào mùa chỉ từ 10.000 đồng/kg. Dù quen thuộc với người Việt nhưng không phải ai cũng biết cách ăn đúng để tận dụng hết dinh dưỡng tuyệt vời của...
chủ đề phổ biến