Phần bỏ đi của cây dứa ai ngờ ăn được thành đặc sản hiếm, có tiền chưa chắc được ăn

H.M - Ngày 14/10/2021 14:30 PM (GMT+7)

Chắc hẳn chẳng mấy ai biết đến những món ngon được làm từ bộ phận người ta vẫn vứt đi của cây dứa.

Nhiều người thường biết tới củ hủ dừa bởi món ăn này vốn rất nổi tiếng miền sông nước. Nhưng có một món ăn cũng tương tự lại ít được biết đến dù là đặc sản của vùng Hậu Giang: củ hủ khóm (dứa).

Thực chất, món ăn này là đặc sản của vùng Hậu Giang cũng bởi đây là nơi trồng rất nhiều khóm (dứa). Nếu có dịp về huyện Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) và đi dọc theo con sông Cái Lớn, bạn sẽ bắt gặp những cánh đồng trồng khóm bạt ngàn của người dân nơi đây. 

Phần bỏ đi của cây dứa ai ngờ ăn được thành đặc sản hiếm, có tiền chưa chắc được ăn - 1

Với những người trồng khóm, gỏi củ hủ khóm là một món ăn vừa ngon, vừa quý mà họ ít khi tự làm thưởng thức. Món ăn này chỉ được đặc biệt thực hiện khi có khách quý đến nhà, người dân mới đi lấy củ hủ khóm về làm gỏi đãi khách. Bởi để lấy được củ hủ khóm (phần lõi non nằm bên trong cuốn lá của cây khóm), họ sẽ phải nhổ nguyên cây khóm đang còn tươi tốt. Mỗi cây khóm chỉ ăn một lần và phần lõi bên trong cũng khá nhỏ. Vì thế, để làm được món đặc sản miền Tây này, mỗi lần phải nhổ cả chục cây khóm mới đủ. 

>>> Xem thêm:

Thứ dành cho vua chúa bỗng bị "ghẻ lạnh" rồi thành đặc sản, người nhà giàu săn lùng ráo riết

3 đặc sản bốc mùi nhất Việt Nam, vừa ăn vừa bịt mũi, đã thích là nghiện luôn

Hoa của loại củ quen thuộc tưởng vứt đi, đem xào vừa giòn vừa ngọt thành đặc sản Tây Bắc

Phần bỏ đi của cây dứa ai ngờ ăn được thành đặc sản hiếm, có tiền chưa chắc được ăn - 2

Củ hủ khóm thường được làm gỏi cùng với tôm, thịt heo hoặc chỉ dùng thịt gà. Trong đó, món gỏi củ hủ khóm tôm thịt là phổ biến nhất vì cách thực hiện nhanh chóng, đơn giản. Món ăn này không đòi hỏi tay nghề chế biến quá cao.

Cây khóm khi nhổ về, người ta sẽ gọt bỏ hết phần cuống lá bên ngoài, chỉ chừa lại phần lõi bên trong. Phần lõi này được cắt thành miếng nhỏ với độ mỏng vừa phải. Sau đó, củ hủ khóm sẽ được đem ngâm trong một thau nước lạnh, bỏ thêm chút muối để bớt nhẫn, khi trộn gỏi sẽ ngon và thấm đều gia vị hơn. 

Phần bỏ đi của cây dứa ai ngờ ăn được thành đặc sản hiếm, có tiền chưa chắc được ăn - 3

Phần bỏ đi của cây dứa ai ngờ ăn được thành đặc sản hiếm, có tiền chưa chắc được ăn - 4

Thịt heo dùng làm gỏi sẽ là loại thịt heo nạc, chọn phần đùi chắc thịt và ngọt. Với tôm, người ta thường chọn loại tôm đất nhỏ vừa ăn. Ngoài ra, nguyên liệu làm món ngon miền Tây này còn có nước mắm, đường, bột ngọt, ớt, chanh, rau thơm và đậu phộng rang. Đây đều là những nguyên liệu quan trọng mà nếu thiếu sẽ không cho ra đời món gỏi ngon được. 

Thịt heo và tôm sẽ đem luộc trong nồi nước sôi. Sau đó, thịt heo được cắt nhỏ thành những miếng hình chữ nhật, có độ dày vừa phải. Tôm đất sau khi luộc cũng được lột sạch vỏ, để khi trộn gỏi sẽ thấm đều gia vị và ngon hơn. Củ hủ khóm sau khi ngâm với muối sẽ được vớt ra rổ, rửa sạch lại bằng nước lạnh rồi đem trụng sơ qua nước sôi nhằm làm giảm đi mùi hăng tự nhiên. Bước này phải thật khéo, sao cho củ hủ khóm bớt mùi nhưng vẫn giữ được độ giòn ngọt tự nhiên. 

Phần bỏ đi của cây dứa ai ngờ ăn được thành đặc sản hiếm, có tiền chưa chắc được ăn - 5

Bước cuối cùng là cho tôm, thịt và củ hủ khóm vào trộn đều. Sau đó cho thêm nước cốt chanh, đường, muối, bột ngọt và nước mắm vào, đảo đều tay để gia vị thấm đến từng miếng củ hủ, từng miếng thịt, con tôm. Sau cùng, chỉ cần cho thêm ít rau thơm và đậu phộng rang lên trên là hoàn tất món ăn. 

Với người miền Tây, món ăn này không phải là một món bán đại trà mà ai có tiền cũng ăn được. Những người trồng khóm thường làm gỏi củ hủ khóm để đãi khách đến chơi nhà. Còn với người không trồng khóm muốn thưởng thức món này, họ thường đợi đến mùa thu hoạch khóm sẽ mua củ hủ về tự làm. Ở Sài Gòn cũng có một số quán ăn, nhà hàng bán món đặc sản này. Tuy nhiên số lượng rất ít và hiếm hoi lắm mới có. Khách muốn ăn thường phải đặt trước để nhà hàng đi “săn” củ hủ khóm. 

Từ củ hủ khóm, người miền Tây không chỉ có thể làm gỏi mà còn có thể dùng để hầm xương heo. Hoặc độc đáo hơn, người ta còn dùng củ hủ cắt nhỏ, xào cùng thịt bằm để làm nhân bánh xèo. Mỗi món ngon miền Tây làm từ củ hủ khóm đều có hương vị đặc trưng riêng, đó là vị giòn ngọt, bùi bùi và nhẫn nhẫn đặc trưng. 

Cây đắng ngắt mọc đầy đường hái làm gỏi lại thành đặc sản, góp mặt trong thực đơn nhà hàng
Không chỉ được chế biến thành món ăn ngon, loại cây này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Đặc sản 4 phương

H.M Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương