Thông thường, chúng ta sẽ ít khi thay đổi quan điểm về ấn tượng đầu tiên hoặc nếu có thì phải rất lâu, khi hai người có đủ thời gian để hiểu rằng ấn tượng ban đầu đó chỉ là hiểu lầm. Chính vì vậy để lại ấn tượng tốt ngay khi mới gặp là điều rất quan trọng.
Ấn tượng ban đầu luôn là yếu tố quan trọng, góp phần trong việc hình thành ấn tượng của người khác về bạn. Thông thường, chúng ta sẽ ít khi thay đổi quan điểm về ấn tượng đầu tiên hoặc nếu có thì phải rất lâu, khi hai người có đủ thời gian để hiểu rằng ấn tượng ban đầu đó chỉ là hiểu lầm. Chính vì vậy để lại ấn tượng tốt ngay khi mới gặp là điều rất quan trọng.
Theo đó, dưới đây là những điều tuy nhỏ nhưng nếu tránh được sẽ giúp bạn không bị "mất điểm" trong mắt người khác, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Mạng xã hội
1. Mạng xã hội ngày càng phát triển, nhiều người thậm chí có thể dành cả ngày chỉ để lướt facebook hay instagram và đăng đủ những hình ảnh về cuộc sống của mình. Cho mọi người biết về cuộc sống của mình không phải là điều gì sai song nếu bạn đăng quá nhiều bức ảnh với nội dung gần giống nhau hay không có gì thú vị, người khác sẽ cảm thấy rằng bạn là người quá yêu bản thân và có phần ích kỷ.
2. Với ảnh đại diện hay những bức ảnh nhiều người nhìn thấy, nếu muốn tạo sự tin cậy, bạn nên giữ khoảng cách nhất định khi chụp ảnh. Các bức ảnh chụp quá cận mặt dễ khiến người khác cảm giác khó đặt lòng tin vào bạn và cho rằng bạn thiếu năng lực.
3. Không ít người thích thể hiện mình bằng việc khoe có bao nhiêu bạn bè trên facebook, người theo dõi trên instagram song có quá nhiều bạn bè trên mạng xã hội sẽ khiến người khác cảm thấy rằng bạn là người chỉ chú trọng tiếng tăm của mình. Một nghiên cứu cho kết quả rằng những người có sức hút nhất là người có từ 100 đến 300 bạn bè trên mạng xã hội.
4. Bạn không cần thiết phải luôn ủng hộ với ý kiến của đối phương, cố gắng che giấu cảm xúc thật của mình. Điều này không khiến đối phương cảm thấy vui vẻ mà còn khiến họ cho rằng bạn không có hứng thú với họ. Nếu bạn có ý kiến khác, đừng ngại chia sẻ về quan điểm của mình. Tất nhiên đó là cuộc trò chuyện và chia sẻ chứ không phải tranh cãi.
5. Bạn cũng không nên thể hiện cảm xúc một cách quá đà vì điều này có thể khiến đối phương nghĩ rằng bạn là người nóng nảy, bốc đồng, khó kiểm soát.
KHI NÓI CHUYỆN
Cảm xúc
6. Một trong những cách để bạn chiếm được lòng tin của ai đó, để ai đó mở lòng hơn chính là chủ động chia sẻ về một số thông tin riêng tư như những kỷ niệm thời thơ ấu hay sở thích đặc biệt của bạn. Khi thấy bạn cởi mở và chia sẻ những điều có phần riêng tư như vậy, đối phương sẽ dễ mở lời hơn và nói về bản thân mình.
Tuy nhiên cần nhớ rằng đó phải là câu chuyện của bạn. Nếu bạn chia sẻ những thông tin riêng, đời tư của người khác, bạn sẽ trở thành một người thích "tám" chuyện, ngồi lê đôi mách.
7. Đừng lúc nào cũng chỉ nói về bản thân. "Tôi thích.... Nhà của tôi... Công việc của tôi... Tôi sẽ không..."
Việc nói quá nhiều về bản thân sẽ khiến đối phương có xu hướng tránh xa bạn. Họ cảm nhận rằng bạn là người chỉ hứng thú với bản thân mình, cho rằng bản thân mình là nhất.
8. Đừng khoe khoang hay khoác lác vì điều đó chỉ khiến bạn trở nên kém duyên, bị mọi người tránh xa.
Hành vi
9. Trong những buổi gặp mặt, nhiều người luôn cố tỏ ra lịch sự nhất có thể. Tuy nhiên đừng quá kìm kẹp mình trong những quy tắc đôi khi quá khắt khe. Quá lịch sự sẽ khiến đối phương có phần sợ hãi vì nghĩ rằng có thể bạn đang che giấu động cơ nào đó.
10. Nếu bạn luôn tỏ ra khiên cưỡng hay lạnh lùng, sẽ rất khó để chiếm được sự tin tưởng của người khác. Hãy cứ tự nhiên và hành động như thể đối phương quý mến bạn và điều này sẽ thành sự thật.
11. Không ít người khi trò chuyện hay nhắc đến những mối quan hệ với người quan trọng, nổi tiếng. "Tôi quen giám đốc công ty A, ca sĩ B..." Tuy nhiên điều này không khiến bạn trông "oách" hơn mà sẽ khiến đối phương thấy bạn như đang cố gắng thao túng người khác và tự cho là mình tốt hơn họ.
Nụ cười
12. Không ai muốn nhìn hay có thiện cảm với một người luôn xuất hiện với trạng thái cau có, hai bên lông mày nhíu lại và điều tương tự cũng xảy ra với người thường trực nụ cười giả tạo. Hãy giữ tâm trạng vui vẻ, nụ cười chân thành sẽ giúp đối phương dễ có thiện cảm với bạn hơn, ấn tượng hơn và nhận ra bạn ngay trong lần gặp tiếp theo.
13. Nếu bạn không phải là người tự tin và cảm thấy khá dè dặt khi phải gặp người mới, không thể hoạt ngôn thì nụ cười chân thành vẫn có thể giúp bạn chiếm được sự tin tưởng của đối phương. Các nghiên cứu cho thấy người có nụ cười chân thành sẽ dễ tạo được thiện cảm hơn dù họ ít nói, có vẻ khó gần.