Bệnh do ký sinh trùng nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch... Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng kịp thời sẽ bảo vệ sức khỏe và giảm chi phí điều trị.
Tổng quan
Bệnh do ký sinh trùng là một bệnh rất phổ biến, trong đó nhiễm ký sinh trùng đường ruột nói chung và giun, sán, đơn bào, nấm nói riêng là bệnh rất hay gặp.
Bệnh do ký sinh trùng nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch... Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng kịp thời sẽ bảo vệ sức khỏe và giảm chi phí điều trị.
Nguyên nhân
Điều kiện khí hậu Việt Nam thích hợp cho các loại ký sinh trùng phát triển, trong khi đó, các loại thức ăn nấu chưa chín như thịt bò, cá, thịt cua, ếch hay rau sống... là nguồn mang rất nhiều mầm bệnh giun sán. Các loại rau củ và trái cây chưa được rửa sạch, thịt tái, trứng ốp la còn sống... theo quan niệm của nhiều người thì đó là những thức ăn bổ dưỡng, nhưng thực ra nó chứa mầm bệnh giun sán rất cao.
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn tới viêm phúc mạc.
Triệu chứng
Ký sinh trùng thường vào cơ thể theo đường tiêu hóa, đôi khi qua da. Do sống ký sinh trong cơ thể nên không dễ gì phát hiện nó bằng mắt thường. Chỉ có các duy nhất là quan sát các biểu hiện của cơ thể.
Giun móc
Sinh mạng của loại ký sinh trùng này bắt nguồn từ ngoài cơ thể, thông qua nguồn nước, hoa quả và rau xanh ô nhiễm đi vào cơ thể. Trùng bé sinh trưởng ở trong nội tạng của cơ thể, bám vào thành nội tạng hút máu của cơ thể để sinh sống, có lúc còn làm cho chủ cơ thể mắc bệnh thiếu máu do ký sinh trùng đường ruột gây ra.
Triệu chứng: yếu đuối, đau bụng và đau bụng đi ngoài, buồn nôn, thiếu máu.
Trùng ghẻ
Loại ký sinh trùng này thông qua tiếp xúc để truyền nhiễm. Trùng ghẻ đẻ trứng trên da của người gây ra phản ứng và phát viêm cho da. Khi trùng ghẻ cất dấu trứng ở dưới da, phản ứng của cơ thể càng thêm mãnh liệt, ví dụ như ngứa ngáy khó chịu.
Triệu chứng: ngứa gãi, ghẻ lở, đau nhức, kích thích da, gây mủ.
Giun đũa
Giun đũa là trùng dây ký sinh nhiều nhất ở nội tạng, có thể dài đến 15-35cm. Loại ký sinh trùng này thông qua thực phẩm ăn vào gây truyền nhiễm. Trứng của giun đũa sẽ nhanh chóng nở ra xuyên vào thành nội tạng, đi vào máu. Thông qua máu chảy vào phổi, sau đó bị ho ra rồi nuốt vào và tiếp tục trở về nội tạng.
Triệu chứng: sốt, mệt mỏi, dị ứng, nôn mửa, đau bụng đi ngoài, khó thở và ho và một số vấn đề về thần kinh.
Sán máng
Những loại trùng bé này ký sinh ở trong máu của chủ thể và làm cho chủ thể mắc bệnh sán máng. Bọn trùng này sinh hoạt ở trong nước, khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, chúng sẽ phá hỏng da.
Loại ký sinh trùng này sẽ dẫn đến phát viêm (phù thũng), gây tổn hại bộ phận cơ thể đặc biệt là gan. Khi thành sán sẽ ký sinh trên cơ thể chủ thể hơn 10 năm, có thể nhiều năm ko có biểu hiện triệu chứng gì và rời khỏi cơ thể theo nước tiểu, ký sinh ở trong con ốc trải qua sự sinh tồn trong cuộc đời còn lại của chúng.
Triệu chứng: nóng sốt, đau nhức, ho, đau bụng đi ngoài, phù thũng, ngủ mê.
Sán dây
Sán dây lây truyền qua thực phẩm ô nhiễm, thông qua cấu tạo dạng “móc câu”.ở phần đầu ký sinh trong nội tạng. Sán được 3,4 tháng sẽ trưởng thành và ký sinh ở trong cơ thể đến 25 năm. Trứng của sán dây.có thể thông qua phân bài trừ ra ngoài, có thể sinh tồn ở trong thực vật, sau đó được trâu, bò ăn vào hoặc truyền lây cho nhân loại.
Triệu chứng: buồn nôn, nội tạng phát viêm, trọng lượng giảm, hoa mắt chóng mặt, co rút, dinh dưỡng ko đủ.
Giun kim
Giun kim là ký sinh trùng thường gặp, nó có thể gây ra bệnh giun. Trùng cái có thể dài đến 8 -13cm. Phần đuôi của giun kim hình kim dài, vì vậy nên mới có tên giun kim.
Giun kim thông qua vết thương bên ngoài hoặc vết trầy xước để thụ tinh giao phối. Giun đực dùng bộ phận sinh dục kích vào giun cái, sau đó giun đực chết đi. Mẹ con nhà giun kim lại tiếp tục an gia ở trong nội tạng cơ thể. Tuy nhiên, khác với đa phần ký sinh trùng khác, giun kim không tiến vào trong máu, không thể sinh tồn với các bộ phận khác của cơ thể. Giun kim đẻ trứng ở ngoài cơ thể, thông thường ở xung quanh hậu môn, gây ra ngứa ngáy. Giun bé sẽ gây truyền nhiễm qua tay.
Triệu chứng: phát viêm, ngứa ngáy
Ấu trùng từ muỗi
Muỗi mang theo loại ký sinh trùng này, chích đốt và truyền loại ký sinh trùng này vào trong máu. Sau đó chúng tiến vào tuyến hạch, đặc biệt là tuyến hạch bộ phận đùi và sinh trưởng ở đó, cần thời gian một năm mới phát triển thành trùng. Ấu trùng này sẽ gây ra các bệnh nhiệt đời, có lúc còn gây ra bệnh vẩy nến.
Triệu chứng: ngứa ngày, viêm nhiễm da, hạch đau, da dầy lên, sưng phù.
Trùng hình cung
Loại ký sinh trùng hình lưỡi liềm thường gặp này sẽ thâm nhập vào trong hệ thống thần kinh trung ương. Thông qua thức ăn chưa chín hẳn hoặc bị vật nuôi trong nhà lây nhiễm loại ký sinh trùng này. Đa phần khi chúng ta bị truyền nhiễm, hiển thị kháng thể của nó, nhưng rất ít có triệu chứng biểu hiện ra. Người có hệ thống miễn dịch yếu càng dễ bị lây nhiễm trùng hình cung, phụ nữ có thai nhiễm trùng hình cũng thì thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể gây tử vong.
Triệu chứng: cảm, sốt, hàn lạnh, yếu mệt, đau đầu.
Khuẩn Giardia
Giardia là loại ký sinh trùng nguyên sinh, chúng ký sinh và sinh trưởng ở trong nội tạng của con người, có thể gây ra các bệnh lây nhiễm Giardia. Loại ký sinh trùng này sau khi đóng đô ở nội tạng sẽ gây phát viêm và các tổn thương khác, giảm bớt khả năng hấp thụ dinh dưỡng của nội tạng, gây ra đau bụng. Loại ký sinh trùng này tồn tại ở trong nước uống.
Triệu chứng: đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, giảm thể trọng, khi ợ nấc sẽ có khí mùi như mùi trứng thối.
Amip bệnh lỵ
Amip bệnh lỵ là một kháng thể đơn bào, nó có thể gây ra bệnh lỵ amip. Loại ký sinh trùng này chủ yếu lây truyền cho con người và các loại thân dài khác. Nó sinh tồn ở trong nước, trong môi trường ẩm ướt và trong đất, có thể lây nhiễm cho hoa quả và rau xanh.
Khuẩn lỵ amip lây truyền qua phân thải ra, không giống với các ký sinh trùng khác, nó có khả năng gây ra tử vong lớn hơn cả động vật nguyên sinh.
Triệu chứng: Không có
Khi nào cần làm xét nghiệm?
Xét nghiệm ký sinh trùng là cách để chẩn đoán bệnh vi sinh - ký sinh trùng nhằm giúp người bệnh có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh đang mắc phải. Thông thường, nhiều người cho rằng chẩn đoán bệnh ký sinh thường bằng cách xét nghiệm máu. Tuy nhiên lại không đơn giản như vậy. Để có thể biết được bệnh nhân có thực sự bị bệnh do ký sinh trùng hay không và tình trạng như thế nào thì bác sĩ sẽ chỉ định làm một số loại xét nghiệm khác nhau.
Với những người mắc bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, khi thấy có những nguy cơ mắc bệnh dù là dấu hiệu nhỏ nhất, cũng nên đi xét nghiệm ký sinh trùng để chắc chắn mình có bị bệnh hay không. Đồng thời qua đó có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời.
Một số biểu hiện của bệnh do ký sinh trùng: Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da; đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày; táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu; đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun; đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn; dị ứng (phát ban, nổi mề đay); thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi); ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu); trẻ em có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém...
Một số phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng
Để xác định bệnh, thông thường sẽ có 2 phương pháp là: chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xét nghiệm.
Chẩn đoán lâm sàng: Thông qua các biểu hiện của cơ thể để bác sĩ chẩn đoán, tuy nhiên, người bị nhiễm ký sinh trùng lại chưa có những triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Thậm chí có những trường hợp còn giống với các bệnh khác cho nên việc chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhiều khó khăn và chưa khẳng định được chắc chắn. Để có thể chắc chắn bệnh thì cần thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng.
Chẩn đoán xét nghiệm: Qua bước khám lâm sàng để bổ sung và khẳng định kết quả chính xác thì phương pháp xét nghiệm rất cần thiết. Thông qua các xét nghiệm trong một số loại bệnh phẩm có thể phát hiện được ký sinh trùng như: Soi trên lam máu tế bào ngoại vi có thể phát hiện được các loại ký sinh trùng trong máu (nếu có) như: ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bạch huyết...Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh trong máu. Soi phân của người bệnh để tìm ra các sinh vật đơn bào, ấu trùng giun lươn, giun sán. Xét nghiệm mô bệnh học: sinh thiết có thể phát hiện được một số ký sinh trùng như nhóm sán dây lợn, sán dây bò... Xét nghiệm soi tươi hoặc PCR có thể phát hiện được một số loại ký sinh trùng trong các một số loại bệnh phẩm như: dịch sinh học, chất thải, dịch mủ, chất nôn... Xét nghiệm soi tươi từ tế bào sừng (móng, vảy da...). Xét nghiệm vật chủ trung gian gây bệnh. Qua thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể sẽ là nguồn trung gian gây bệnh như tôm, cá, cua, ruồi, rau, đất, nước... Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để kiểm tra bạch cầu ái toan tăng cao hay không, men gan, tổng phân tích nước tiểu...
Phòng bệnh
Phòng chống hiệu quả nhất bằng cách kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Có nhiều tiếp cận khác nhau như phòng chống bệnh cho vật nuôi, kiểm soát thực phẩm. Cải thiện thực hành nuôi lợn và thường xuyên kiểm tra tại lò mổ đã làm giảm tỷ lệ mắc giun xoắn ở Mỹ. Tuy nhiên có nhiều mầm bệnh lưu hành ở động vật hoang dại không thể kiểm soát được, mặt khác các xét nghiệm phát hiện mầm bệnh trong thịt thường có độ nhạy thấp và cũng không thể thực hiện với tất cả các loại mầm bệnh và các loại thịt, cá. Các biện pháp chế biến thịt, cá như ướp muối, hun khói, ngâm dấm… thường không hiệu quả.
Nhiệt độ cao vẫn là biện pháp đáng tin cậy nhất, vì hầu hết các ký sinh trùng sẽ bị giết chết hoặc không hoạt động ở nhiệt độ 60°C, tuy nhiên, nhiệt phải thâm nhập toàn bộ khối thịt, cá. Đông lạnh ở nhiệt độ và thời gian quy định có thể bất hoạt nhiều đơn bào và giun sán. Ví dụ để thịt ở nhiệt độ -10 ° C trong ít nhất 10 ngày có thể làm bất hoạt nang ấu trùng sán dây trong thịt lợn.
Các công nghệ mới như ozon, oxy hóa, chiếu xạ liều thấp, áp suất thủy tĩnh… cũng có thể làm bất hoạt nhiều ký sinh trùng thực phẩm, hiệu quả phụ thuộc vào ký sinh trùng, giai đoạn của ký sinh trùng và đặc điểm của thực phẩm.