Nhiều người, nhất là ai có vấn đề về đường huyết thường cố gắnghạn chế ăn cơm. Vậy dùng các loại lương thực khác, chẳng hạn như khoai lang để thay cơm có tốt không? Người tiểu đường thì nên ăn loại khoai nào? Vấn đề này sẽ được TS.BS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam giải đáp.
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Ông thường xuyên tham gia các tọa đàm lớn về dinh dưỡng,...
Chào bác sĩ!
Gia đình tôi ở Quảng Ninh, mẹ tôi 64 tuổi và đã mắc bệnh tiểu đường gần 5 năm. Mẹ tôi phải dùng thuốc cũng như tái khám liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ.
Về cơ bản, tôi thấy mẹ tôi khá tuân thủ việc dùng thuốc. Nhưng về vấn đề ăn uống, mẹ tôi thường nghe theo lời mách bảo của mọi người, chẳng hạn rất hạn chế ăn cơm, thường xuyên ăn các loại lương thực, thực phẩm khác.
Mẹ tôi đặc biệt hay ăn khoai và chỉ ăn khoai luộc. Khi hỏi thì mẹ tôi nói rằng người tiểu đường ăn khoai luộc tốt hơn khoai nướng. Hôm nào không ăn khoai, mẹ tôi lại đổi bữa ăn bún, miến, phở vì cho rằng những đồ ăn này lượng đường ít hơn ăn cơm.
Tôi rất lo cho sức khỏe của mẹ, muốn mẹ vẫn ăn cơm và ăn đa dạng thực phẩm để đủ chất. Rất mong bác sĩ chia sẻ, việc mẹ tôi ăn uống như trên liệu có thật sự tốt không?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Trước hết, việc ăn khoai lang nướng hay khoai lang luộc tùy vào khẩu vị và tình trạng cơ thể mỗi người. Rất khó để nói ăn khoai nướng hay khoai luộc, loại nào tốt hay ngon hơn. Với người thích khoai lang nướng, họ nói ăn vậy ngon, tốt hơn và ngược lại.
Còn đứng về mặt dinh dưỡng, khoai lang cũng như những đồ ăn khác khi chế biến càng kỹ, hàm lượng dinh dưỡng sẽ càng giảm đi. Cùng 100 gam khoai nhưng nếu cho vào hấp sẽ giữ lại nhiều dinh dưỡng hơn luộc và luộc sẽ còn nhiều giá trị dinh dưỡng hơn nướng. Nói như vậy để mọi người có sự lựa chọn hợp lý cho chính mình giữa khoai nướng và khoai luộc.
Đối với trường hợp của mẹ bạn, việc ăn khoai luộc thay vì khoai nướng để kiểm soát đường huyết về mặt lý thuyết có thể chấp nhận được. Bởi trong khoai có đến 70% là nước, 20% là đường bột. Khi nướng khoai, lượng nước mất rất nhiều, chủ yếu còn lại đường bột, chất xơ và ăn vào đương nhiên lượng đường sẽ tăng nhanh hơn khoai luộc.
Đó là về lý thuyết, còn thực hành lại là vấn đề khác. Bởi nếu ăn khoai luộc quá nhiều, ăn thay cơm, triền miên ngày này sang ngày khác sẽ “lợi bất cập hại”, vì lượng đường trong khoai cũng không ít.
Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn khoai nướng vì có thể khiến lượng đường huyết tăng nhanh hơn. (Ảnh minh họa)
Với việc ăn bún phở hay miến cũng tùy vào sở thích mỗi người. Tôi chỉ khuyên mẹ bạn rằng đây đều là những thứ đã được chế biến một phần, không còn nguyên chất nên khi ăn lượng đường có trong đó sẽ được hấp thu ngay vào cơ thể.
Còn như gạo lứt, tương đối nguyên bản, còn lượng cám nhất định trong đó, khi ăn vào sẽ phải trải qua quá trình hấp thu, như vậy lượng đường sẽ được nạp từ từ. Từ phân tích trên, mong rằng mọi người sẽ có lựa chọn sáng suốt.
Khi mắc tiểu đường, không nên bỏ cơm để thay thế bằng các loại lương thực, thực phẩm khác. Dù bị tiểu đường hay bệnh lý khác cũng cần ăn đầy đủ và cân đối, đa dạng 4 nhóm chất và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thực đơn hợp lý nhất.
Mọi thắc mắc của bạn độc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3 - 5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Khoai tây để quá lâu rất dễ bị mọc mầm, vậy có nên ăn khoai tây mọc mầm hay không?
Hiện nay tình trạng vô sinh diễn ra ngày càng phổ biến, nhưng nhiều người không chấp nhận sự thật, đặc biệt là nam giới. Khi kết hôn lâu...
Tác dụng của khoai lang đối với sức khoẻ là gì? Liệu ăn nhiều loại củ này tác dụng phụ không?
GiadinhNet - Khoai lang vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa là vị thuốc với một số người. Nhưng riêng với các trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày,...
Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường..
Cả gia đình đều bị tiểu đường từ thói quen ăn nhiều cơm, đồ chiên xào, bánh kẹo ngọt mà ít ăn rau xanh, chất xơ...
Bệnh nội tiết khác