Hắc lào là bệnh khá phổ biến xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, tập trung ở nhóm tuổi thanh thiếu niên, nam giới hơn là nữ giới. Môi trường ẩm ướt là nguyên nhân nhiễm nấm dẫn đến xuất hiện bệnh. Bệnh này dễ bị lây khi sử dụng chung khăn tắm, quần áo...
Bệnh hắc lào là tình trạng da bị tổn thương do nấm Trichophyton gây ra, thường xuất hiện những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa. Tên gọi tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện, chẳng hạn như nấm da toàn thân (tinea corporis), nấm da đầu (tinea capitis), nấm da chân (lác đồng tiền-tinea pedis,), nấm da đùi (tinea crusis), và nấm móng tay (tinea unguium).
Hắc lào cấp tính, nấm đột ngột xuất hiện gây ngứa, xuất hiện các mảng đỏ và lây lan nhanh chóng.
Hắc lào mãn tính, nhiễm trùng lây lan do phát ban và có xu hướng xuất hiện dày trên cơ thể. Khi nhiễm trùng lan rộng và mãn tính, khó điều trị hơn và có nhiều khả năng tái phát cao.
Dấu hiệu mắc bệnh hắc lào
Ban đầu khi mới mắc bệnh hắc lào nhìn bằng mắt thường thấy được đốm đỏ hình tròn tựa đồng xu, có mụn nước nhỏ, ở giữa là đám vảy bong nhẹ, về sau thì vết đỏ to dần lên, lan ra xung quanh.
Các vị trí thường hay xuất hiện hắc lào là những nơi da nhạy cảm hay da mồ hôi như: ở bẹn, kẽ chân, kẽ tay, thắt lưng, kẽ mông, ở mặt….
Khi xuất hiện hắc lào thì bạn thường cảm thấy ngứa ngáy làm bạn chỉ muốn gãi liên lục, càng gãi thì càng gây hiện tượng ngứa và khó chịu.
Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào
Hắc lào là một bệnh nhiễm nấm truyền nhiễm do ký sinh trùng giống nấm mốc sống trên các tế bào ở lớp ngoài của da.
Do vệ sinh cơ thể kém: Việc vệ sinh không thường xuyên, ít tắm gội, người ra nhiều mồ hôi, mặc quần áo lâu ngày không thay, mặc quần áo ẩm ướt
Lây từ người sang người. Ký sinh trùng thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, qua da với người bị nhiễm bệnh.
Truyền từ vật nuôi sang người. Bạn có thể nhiễm bệnh hắc lào bằng cách tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo… Mầm bệnh sẽ theo đó lây lan trong khi vuốt ve hoặc chải chuốt.
Khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm nấm. Hắc lào có thể lây lan qua tiếp xúc với các vật hoặc bề mặt mà người hoặc động vật bị nhiễm bệnh đã chạm hoặc cọ xát chẳng hạn như quần áo, khăn, ga trải giường, lược, bàn chải.
Môi trường tự nhiên như đất. Không gian như đất bẩn, nước tù đọng được cho là có thể lây nhiễm hắc lào khi tiếp xúc với đất bị nhiễm mầm bệnh.
Cách phòng bệnh hắc lào
Vào mùa hè nóng nực, mọi người thường ra nhiều mồ hôi và da dễ bị ẩm ướt. Nếu không giữ gìn khô và sạch kịp thời rất dễ gây nhiễm nấm và bệnh nấm da như hắc lào. Duy trì cơ thể luôn khô ráo, tránh ẩm ướt bằng cách mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi cao.
Không dùng chung quần áo, khăn, bàn chải tóc, lược, phụ kiện tóc, dụng cụ thể thao hoặc các vật dụng chăm sóc cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.
Luôn mang dép hoặc giày trong phòng tập thể dục, phòng thay đồ và tại bể bơi hay những nơi công cộng ẩm ướt giúp giảm việc nhiễm ký sinh trùng hắc lào.
Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với vật nuôi có dấu hiệu của hắc lào khi chúng có biểu hiện bên ngoài bằng các đốm lở loét, rụng lông. Nếu phát hiện thú nuôi bị bệnh, phải chăm sóc thì cần đeo găng tay, mặc áo dài. Rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi đùa, tiếp xúc vật nuôi để tránh nhiễm bệnh. Thường xuyên vệ sinh nơi nuôi nhốt vật nuôi.
Một số cách chữa bệnh hắc lào dân gian
Chữa hắc lào bằng chuối tiêu xanh: Chuối có chứa thành phần gây ức chế vi nấm phát triển, đồng thời cũng làm mất môi trường phát triển của chúng giúp điều trị khỏi bệnh một cách hiệu quả tốt nhất.
Cách điều trị: Lấy một trái chuối tiêu xanh đem cắt thành từng lát mỏng, vệ sinh sạch vùng da đó rồi xát chuối xanh lên để cho mủ chuối tự khô trên da. Thực hiện 2 lần một ngày sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả trị bệnh.
Chữa hắc lào bằng gáo dừa: Lấy một mảnh gáo dừa đem đốt lấy nhựa bôi vào vị trí hắc lào liên tục khoảng 3 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm
Chữa bệnh hắc lào bằng củ riềng: Củ riềng già, giã nát, ngâm với rượu nguyên chất rồi bôi lên vùng da tổn thương để điều trị, riềng có thành phần giúp chống viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng điều trị được bệnh hắc lào.
Một số câu hỏi thường gặp về hắc lào
Những ai có thể bị bệnh hắc lào?
Bệnh hắc lào xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến ở thanh thiếu niên, trung tuổi và ở nam giới. Nó xảy ra thường xuyên nhất ở vùng khí hậu ẩm ướt như nhiệt đới gió mùa. Đây là một bệnh truyền nhiễm và có thể truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc với các vùng da bị nhiễm bệnh hoặc bằng cách dùng chung vật dụng cá nhân như lược và bàn chải hay quần áo.
Bạn cũng có thể bị nhiễm sau khi tiếp xúc với phòng thay đồ hoặc bề mặt hồ bơi.
Nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến chó và mèo, và vật nuôi có thể truyền bệnh cho người.
Bệnh hắc lào có nguy hiểm không?
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng vì là bệnh ngoài da nhưng hắc lào khiến bệnh nhân gặp nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ. Hắc lào tuy không phải là bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, cần chữa bệnh tận gốc, tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác. Việc chữa trị không khó nếu người bệnh kiên trì dùng thuốc, theo đúng liệu trình.
Bị hắc lào nên kiêng gì?
Đồ tanh và thực phẩm lạnh: Khi ăn đồ tanh, lạnh bệnh nhân sẽ càng ngứa, nếu người bệnh không kiềm chế được mà gãi quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ lây lan hắc lào, tổn thương da.
Rau muống. Ăn rau muống khi bị hắc lào làm kích thích tái sinh da thịt thái quá khiến vùng nổi mẩn xuất hiện sẹo lồi.
Thịt bò. Ăn thịt bò sẽ có khả năng khiến cho vùng bị tổn thương để lại những vết thâm xấu xí, vì vậy khi bị hắc lào tránh ăn thịt bò.
Thịt gà: Vì thịt gà có tính nóng dễ làm vết thương có hiện tượng sưng, vết thương sưng sẽ dễ viêm nhiễm.
Trị hắc lào dứt điểm có được không?
Hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bệnh hắc lào nếu bạn phát hiện sớm, điều trị đúng cách, theo đúng phác đồ của bác sĩ, tránh để tình trạng bệnh trở thành mãn tính.
Điều trị hắc lào thì giải pháp đầu tiên là dùng thuốc bôi tại chỗ. Khi tổn thương quá rộng, người bệnh có thể phải dùng kết hợp cả điều trị tại chỗ với các thuốc uống để trị vi nấm. Ðiều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2-3 lần) cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục thoa ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát. Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán kỹ hơn.