Suy tim là căn bệnh nguy hiểm với nhiều hệ lụy có thể xảy ra với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy dấu hiệu suy tim là gì? Bệnh có chữa được không?
Suy tim là gì? Các cấp độ của bệnh
Bệnh suy tim, đôi khi còn được gọi là suy tim sung huyết. Đây là bệnh xảy ra khi cơ tim của bạn không bơm máu tốt như bình thường. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như bệnh động mạch vành hoặc là huyết áp cao, sẽ khiến tim của người bệnh suy yếu, giảm khả năng bơm máu.
Hình ảnh bệnh suy tim
Bệnh suy tim được chia thành 4 cấp độ theo tiêu chuẩn của quốc tế, bao gồm:
- Suy tim cấp độ 1: Người bệnh có khả năng bị suy tim, nhưng không xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường.
- Suy tim cấp độ 2: Người bệnh bị suy tim thể nhẹ, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là khi vận động nhiều gây mệt mỏi.
- Suy tim cấp độ 3: Các triệu chứng đặc biệt xuất hiện nhiều, rõ ràng, cho thấy người bệnh đang gặp vấn đề nghiêm trọng ở tim. Nguy cơ biến chứng cao.
- Suy tim cấp độ 4: Tim khi này đã trở nên suy yếu nghiêm trọng, nguy cơ đột quỵ và tử vong do biến chứng sẽ tăng cao. Người bệnh buộc phải nhờ can thiệp y tế để xử lý tình trạng bệnh.
Nguyên nhân gây suy tim ở người
Bệnh suy tim được chia thành nhiều dạng, bao gồm các dạng chính như:
- Suy tim trái
- Suy tim phải
- Suy tim tâm trương
- Suy tim tâm thu
Mỗi dạng suy tim sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, tuy nhiên các nguyên nhân chính chung nhất của bệnh vẫn sẽ bao gồm:
- Người bệnh mắc bệnh nhồi máu cơ tim nhưng không được chữa trị dứt điểm. Bệnh biến chứng và trở nên nặng hơn do các tế bào tim bị chết dần
- Người bệnh bị bệnh tim bẩm sinh khiến cho cơ thể bị mắc bệnh ngay từ lúc sinh ra. Trái tim của người bệnh luôn luôn trong tình trạng suy yếu.
- Người bệnh mắc bệnh động mạch vành do nhiều nguyên nhân. Từ đó khiến các chức năng của tim bị đình trệ, dẫn tới tình trạng bệnh.
- Chứng rối loạn nhịp tim mà kéo dài không khỏi cũng sẽ khiến tăng nguy cơ bị suy tim sung huyết.
- Lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh khiến bệnh nhân bị tác dụng phụ của thuốc tấn công và làm cho tim bị suy yếu.
- Sử dụng nhiều các chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích khiến tim bị tổn thương và mắc bệnh.
- Người bệnh bị hở van tim, hẹp van tim,... và một số các bệnh tim mạch khác cũng sẽ khiến tình trạng bệnh xuất hiện.
Bệnh động mạch vành có thể gây ra tình trạng suy tim
Triệu chứng, dấu hiệu suy tim thường gặp
1. Dấu hiệu suy tim trái
- Đau ngực, tức ngực gây khó chịu: Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh tim thường gặp.
- Nhịp tim tăng nhanh
- Khó thở, thở khò khè: Người bệnh thở một cách gắng sức và mệt mỏi cho thấy trái tim đang có vấn đề nghiêm trọng, mất các chức năng hoạt động.
- Hoa mắt, chóng mặt: Khi mắc bệnh, lượng máu lưu thông khắp cơ thể bị giảm dẫn tới tình trạng chóng mặt, đau đầu và hoa mắt.
- Ngất xỉu, đột quỵ
2. Triệu chứng suy tim phải
- Khó thở, thở gấp: Mức độ khó thở sẽ tăng dần qua thời gian chứng tỏ tình trạng tim của người bệnh rất nguy cấp, cần được chữa trị.
- Chân tay bị phù nề: Do ứ dịch trong cơ thể khiến bị phù nề ở mắt cá chân, chân hoặc tay.
- Gan và thận to lên, sờ thấy rõ
- Ho khan, khò khè
- Đi tiểu nhiều về đêm
- Nhịp tim tăng mạnh, bất thường
- Tĩnh mạch ở cổ nổi lên rõ ràng, có thể thấy bằng mắt thường
- Chán ăn, mệt mỏi, khó chịu
Đau tức ngực là dấu hiệu thường gặp ở người bị suy tim
3. Dấu hiệu suy tim tâm trương
- Mất ngủ vào ban đêm do khó thở
- Mệt mỏi, trí nhớ kém do thiếu máu
- Cảm giác khó vận động, càng mệt mỏi nếu gắng sức
- Sưng phù ở mắt cá chân
- Rối loạn nhịp tim bất thường
- Tăng cân đột ngột do ứ dịch trong cơ thể khiến bị phù nề
4. Triệu chứng, dấu hiệu suy tim tâm thu
- Chóng mặt, lú lẫn, đau đầu do thiếu máu
- Chán ăn, mệt mỏi
- Đi tiểu nhiều về đêm do bệnh khiến máu không nuôi được thận
- Cơ thể xuất hiện phù nề, đặc biệt ở bàn chân, ấn vào thấy lõm
- Khó thở, ho khan kéo dài do ứ dịch ở phổi
- Mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi không vận động
Suy tim có nguy hiểm không, có chữa được không?
Suy tim là căn bệnh rất nguy hiểm, bởi nó gây ra nhiều hệ lụy và biến chứng có hại tới sức khỏe người bệnh. Tùy thuộc vào các cấp độ của bệnh mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Các biến chứng có thể gặp phải khi bị suy tim cấp độ cao:
- Thiếu máu: Chức năng tim bị giảm sút, không thể đưa máu đi nuôi đầy đủ các cơ quan trong cơ thể.
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim thay đổi thất thường lúc nhanh lúc chậm, tim ngày càng suy yếu và làm việc nhiều.
- Ảnh hưởng tới nội tạng: Các cơ quan nội tạng quan trọng như gan và thận chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi bị bệnh. Đó là do không có đủ máu để nuôi 2 cơ quan này.
- Đột quỵ, ngất xỉu: Suy tim khiến nguy cơ đột quỵ, ngất xỉu do nhồi máu cơ tim tăng cao. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
- Phù phổi, phù chân tay: Cơ thể bị ứ dịch ở phổi và các cơ quan khác khiến cho xuất hiện phù nề cấp.
Hướng điều trị suy tim hiệu quả nhất
1. Điều trị bằng thuốc
Dựa trên các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sử dụng thuốc cũng là một cách giúp điều trị bệnh và giảm đi những biến chứng không đáng có. Tuy nhiên thuốc chỉ là cách tạm thời để giúp người bệnh không gặp vấn đề khi bị suy tim, vẫn cần các biện pháp hiệu quả hơn để điều trị dứt điểm.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc như: Thuốc hỗ trợ tim, thuốc lợi tiểu để chống phù nề, thuốc giãn mạch máu để chống nhồi máu cơ tim, thuốc trợ tim khi bệnh bước vào giai đoạn cao,....
Người bị bệnh suy tim phải điều trị bằng thuốc
2. Biện pháp phẫu thuật
Người bệnh suy tim sẽ rất cần được can thiệp bằng phẫu thuật để giải quyết dứt điểm bệnh. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng gồm:
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành nhằm thay thế động mạch bị hỏng
- Nong mạch vành và đặt stent cho động mạch bị hẹp để mở rộng lưu thông máu
- Cấy máy điều hòa nhịp tim nhằm hỗ trợ bệnh nhân rối loạn nhịp tim do bệnh gây ra.
- Ghép tim để thay thế trái tim bị tổn thương quá nặng không thể cứu chữa.
3. Các biện pháp phòng ngừa
- Từ bỏ hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất độc hại để bảo vệ tim
- Tránh xa những thực phẩm giàu chất béo, cholesterol có hại cho tim mạch
- Không ăn quá mặn, quá nhiều muối và các chất có thể hại huyết áp và tim
- Tập thể dục điều độ, ngủ đủ giấc, tâm lý luôn giữ thoải mái để giúp trái tim khỏe mạnh hơn
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như trái cây, rau củ quả nhằm tăng vitamin và sức đề kháng.