Việc sử dụng đồ ăn gì vào buổi sáng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn phải đặt lên hàng đầu.
Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Ăn sáng là hoạt động cần thiết và quan trọng với cơ thể. Bữa sáng cung cấp năng lượng sau một đêm dài để bắt đầu một ngày mới. Tuy nhiên, việc ăn sáng thế nào, dùng đồ ăn gì tốt nhất là vấn đề nhiều người còn mơ hồ hoặc đắn đo, suy nghĩ.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết bữa sáng ăn gì phụ thuộc vào công việc, lứa tuổi. Tuy nhiên, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. “Bản thân tôi hôm ăn sáng bát bún, có ngày chỉ hộp sữa là đủ. Còn về quan điểm cá nhân, nấu cơm ăn buổi sáng vẫn tốt nhất”, TS Hưng chia sẻ.
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1 (Bệnh viện K Trung ương) cho biết buổi sáng nên có kế hoạch ăn uống đầy đủ và đa dạng nhóm chất. Muốn làm được điều đó tốt nhất nên nấu cơm ăn tại nhà, tất nhiên ăn ngoài quán không sai, nhưng không được đầy đủ như ở nhà.
“Bữa sáng, tôi ăn đủ các nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo và rau xanh. Tuy nhiên, có thể đổi bữa hàng ngày như hôm ăn cơm, hôm có thể ăn ngô khoai, không nhất thiết ngày nào cũng phải ăn cơm”, bác sĩ Hải Nam chia sẻ.
Với các bác sĩ là người có chuyên môn thì như vậy, còn với người dân thì bữa sáng của họ ra sao? Chị Hoài An (32 tuổi, ở Vạn Phúc, Hà Đông) cho biết, gia đình chị có 4 người và bữa sáng thường xuyên ăn cơm tự nấu. Bữa cơm sáng cũng có đầy đủ các món cơm canh, thịt-cá-trứng và rau củ quả đổi bữa hàng ngày.
Mới đây, con gái chị An đang học lớp 7, được mẹ gọi dậy để cùng nấu ăn, rèn kỹ năng nội trợ thì cháu nói rằng: “Mẹ việc gì phải khổ. Các bạn con đến lớp tay cầm hộp sữa, tay cái bánh mỳ hoặc ra ăn gói xôi là xong. Chẳng ai dậy nấu cơm như nhà mình cả”.
Nghe lời con nói, chị Hoài An cũng gật gù vì gia đình không quá khó ăn, kể từ đó gia đình chị hôm ăn cơm ở nhà, hôm cả nhà cùng nhau đi ăn sáng. Tuy nhiên, điều chị lo ngại nhất đó chính là vấn đề an toàn thực phẩm ở ngoài hàng quán.
TS.BS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết về phương diện cá nhân, ông thích cách ăn uống của gia đình chị Hoài An trước đây, đó là nấu cơm và cả nhà cùng ăn vào buổi sáng. Tuy nhiên, điều này hiện không phải gia đình nào cũng làm được.
“Xin nhắc lại rằng, cách ăn sáng truyền thống ở Việt Nam là tự nấu cơm, ăn tại nhà rồi trẻ đi học, người lớn đi làm. Mãi đến những năm 1990, khi đó có phong trào mang cơm đi làm, nhưng đến buổi trưa ngồi ăn cơm, chỉ cần nhìn bữa ăn là biết nhà ai giàu, ai nghèo. Vì lý do tế nhị đó mà phong trào mang cơm đi làm gần như tan rã.
Khi mọi người không mang cơm đi làm, quán xá mọc ra nhiều hơn, mọi người ăn quán nhiều hơn nên tạo thành thói quen ăn sáng, ăn trưa ngoài hàng”, TS Từ Ngữ phân tích.
Ông Ngữ cho biết việc ăn cơm buổi sáng mãi cũng thành quen, khi muốn đổi bữa thì tự nấu mỳ, bún, thậm chí là cháo để ăn tại nhà vẫn được. Theo ông, ăn cơm bữa sáng là tốt nhất và gia đình nào đang làm nên duy trì.
Nguyên nhân là do khi nấu cơm ăn sáng, thực phẩm sẽ đa dạng hơn, cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đặc biệt, khâu an toàn, vệ sinh sẽ đảm bảo được tốt hơn ăn ở ngoài đường, quán xá. Ngoài ra, ăn cơm ở nhà sẽ gắn kết các thành viên gia đình, kiểm soát lượng ăn và còn tiết kiệm tiền bạc.
“Tóm lại, nếu để đưa ra ý kiến, tôi cho rằng nấu bữa sáng tại nhà, đặc biệt là bữa cơm với đầy đủ, đa dạng nhóm chất, nhóm thực phẩm là tốt nhất so với ăn gói xôi, bát bún, bánh mỳ ở ngoài đường”, TS Từ Ngữ nói.
Tin liên quan
Không phải là uống nước, đánh răng, vệ sinh cá nhân hay ăn sáng… theo các chuyên gia, có một việc quan trọng hơn cần làm trước, ngay khi vừa...
Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của...
Khi thức dậy, nhiều người tranh thủ làm việc khác trước khi ăn sáng. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà còn dễ gây giảm năng...
Bữa sáng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên khi ăn sáng cũng cần phải chú ý một số điểm để không gây hại với sức khỏe.
Tin bài cùng chủ đề Ăn gì mới đúng
Bí ngô là loại rau bổ dưỡng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm đường, tinh bột, carotene, vitamin B, vitamin C, fructose, glucose, axit amin, chất xơ, sắt, magiê, kẽm, selen...