Con trai lười học bỗng chăm chỉ, thức đêm đọc sách, bác sĩ nói: Đây là một căn bệnh

HÀ VŨ. - Ngày 22/08/2020 19:00 PM (GMT+7)

Con trai vốn không ham học nay đột nhiên lại thích đọc sách, thậm chí đọc tới đêm khuya khiến người mẹ vô cùng lo lắng nên đưa con đi khám.

Tính cách cậu bé hướng nội đột nhiên thay đổi

Dẫn cậu con trai 14 tuổi Tiểu Tình vào phòng khám của Bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc Hàng Châu, người mẹ là cô Trần có chút lo lắng nói với bác sĩ: “Bác sĩ, con của tôi gần đây đột nhiên suy nghĩ rất nhiều, đọc rất nhiều sách, trước đây nó không như vậy”. 

Khi bác sĩ hỏi mới biết hóa ra Tiểu Tình luôn sống rất nội tâm, tự ti, không thích đọc sách, học lực cũng không tốt, nhưng 2 ngày này cậu bé ở nhà đã thay đổi giống như một người khác.

Theo lời kể của cô Trần: “Tiểu Tình đột nhiên mê đọc sách, ngày nào cũng đọc các loại sách nổi tiếng thế giới, không chịu đi ngủ, hàng ngày đều nói bản thân là thánh, nói sẽ làm được việc lớn. Chúng tôi chỉ nói 2 câu, lập tức Tiểu Tình nổi giận”.

Con trai lười học bỗng chăm chỉ, thức đêm đọc sách, bác sĩ nói: Đây là một căn bệnh - 1

Con trai của cô Trần đột nhiên chăm chỉ học hành khiến cha mẹ lo lắng. (Ảnh minh họa)

Trong thời tiết nắng nóng, cô Trần cảm thấy hành vi của con trai đặc biệt bất thường nên đã đưa con đến khám tại Khoa tâm thần của bệnh viện. Trong quá trình tìm hiểu, bác sĩ Trương Nụ, trưởng Khoa Tâm thần phát hiện cậu bé bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực, đây là một căn bệnh tâm thần nặng. Nhiệt độ cao liên tục là một trong những yếu tố kích hoạt căn bệnh, sau đó Tiểu Tình cần phải uống thuốc đúng giờ để bệnh không tái phát.

Nhiệt độ cao dễ khiến con người mất kiểm soát cảm xúc

Bác sĩ Trương Nụ nói, kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian học sinh mắc bệnh tâm thần cao: Những người vốn tính tình vui vẻ nhưng gần đây bỗng khép mình lại, ngày nào cũng khóc, chỉ ngủ được 3-4 tiếng/đêm. Những người vốn sống nội tâm, mặc cảm nhưng gần đây bỗng trở nên phấn khích, hoạt bát, liên tục khoe khoang… tất cả đều là những biểu hiện của bệnh. Hiện tại chúng ta đang trong thời kỳ đặc biệt chống dịch COVID-19, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến trạng thái tinh thần và tâm lý của trẻ.

Điều gì đã khiến tính cách của đứa trẻ thay đổi đột ngột như vậy?

Bác sĩ Trương Nụ cho biết khoảng 1/3 bệnh nhân đến khám gần đây là học sinh, sinh viên, đa số mắc chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tất cả đều liên quan đến thời tiết nắng nóng. Khi nhiệt độ vượt quá 35°C, ánh nắng vượt quá 12 tiếng và độ ẩm cao hơn 80%, tác động của điều kiện khí tượng ảnh hưởng lớn đến trung tâm điều hòa cảm xúc vùng dưới đồi của con người. Con người có xu hướng mất kiểm soát cảm xúc, thường xuyên xảy ra xích mích hay tranh chấp, tỷ lệ say nắng tăng mạnh.

Con trai lười học bỗng chăm chỉ, thức đêm đọc sách, bác sĩ nói: Đây là một căn bệnh - 2

Nhiệt độ cao là nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc

Bác sĩ cho biết, loại bệnh này về mặt y học được gọi là “hội chứng rối loạn cảm xúc mùa hè”. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng thích ứng của cơ thể con người với môi trường kém, dẫn đến sự bài tiết không ổn định của các thụ thể trong não kiểm soát sự thay đổi tâm trạng và hưng phấn. Thời tiết nắng nóng, đổ mồ hôi, cơ thể dễ bị mất nước và rối loạn điện giải nên cũng dễ gây ra các vấn đề về cảm xúc. Những đứa trẻ có tình trạng phức tạp như Tiểu Tình cũng có thể tiến bộ nhanh chóng về điểm số trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó chuyển sang trạng thái trầm cảm.

Bác sĩ cho biết: "Một số biểu hiện của bệnh cần lưu ý ví dụ, bệnh nhân dễ bị kích động, thường cáu gắt với người nhà hoặc đồng nghiệp do những chuyện vặt vãnh, họ thường xuyên cảm thấy bực bội, không thể bình tĩnh và suy nghĩ về các vấn đề.

Ngoài ra, tâm trạng thấp thỏm, không hứng thú với bất cứ việc gì, cảm thấy nhàm chán trong cuộc sống, thiếu nhiệt tình với đồng nghiệp và người thân trong gia đình, tâm trạng thường tốt vào buổi sáng, tệ hơn vào buổi chiều, và rất tệ vào buổi tối. Đồng thời cũng sẽ có những hành vi kỳ lạ và thường sẽ lặp lại một số hành động."

Các chuyên gia nhắc nhở rằng đề phòng tránh bệnh tâm lý, cần chú ý một số điểm sau:

- Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya muộn nhất là trước 23h. Những người thiếu ngủ, thời gian làm việc đảo lộn, thức khuya trong thời gian dài dễ bị rối loạn nội tiết và thường không ổn định về cảm xúc.

Con trai lười học bỗng chăm chỉ, thức đêm đọc sách, bác sĩ nói: Đây là một căn bệnh - 3

Thiền có thể giúp kiểm soát cảm xúc trong mùa hè

- Thời tiết nóng bức, chúng ta phải giữ trạng thái tâm tĩnh lặng, hãy học cách chuyển đổi cảm xúc và thiền khi cảm thấy buồn bực.

- Ngoài ra, bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn càng ít đồ ăn dầu mỡ càng tốt, nếu không, rối loạn dạ dày cũng có thể gây ra say nắng về thể chất và tinh thần. Hàng ngày chú ý bổ sung nhiều nước để điều hòa thân nhiệt và cải thiện tuần hoàn máu.

- Đối với những bệnh nhân không dễ kiềm chế cảm xúc và dễ nổi cáu vào mùa hè, bác sĩ  cũng đưa ra một mẹo nhỏ là bạn có thể nghe nhạc nhẹ hoặc tập các bài tập kéo giãn cơ thể để chuyển hướng sự chú ý.

- Ngoài ra, khi cáu gắt, bạn có thể thử liệu pháp ăn kiêng, ngâm mình trong nước với hoa hồng, hoa hòe, tâm sen, hoa cúc,… có tác dụng xoa dịu gan, điều hòa khí, gián tiếp điều hòa trạng thái tinh thần.

Vì câu nói của bạn trai, cô gái đòi thẩm mỹ nhưng cuối cùng phải tới khoa tâm thần
Một cô gái xinh đẹp, mắt to tròn, mũi nhỏ nhưng lại khăng khăng đòi bác sĩ phẫu thuật thảm mỹ nâng mũi, nhấn mí, trị sẹo. Tuy nhiên thay vì phẫu...
HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác