Sùi mào gà ở lưỡi có thể lây lan ra những bộ phận khác trên cơ thể. Tình trạng này xuất hiện do một số chủng virus HPV.
Tổng quát về sùi mào gà
Sùi mào gà là những vết mụn cóc có màu giống da, xuất hiện do virus HPV. Chúng có thể xuất hiện ở những bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như sùi mào gà ở lưỡi, môi, bàn tay hoặc vùng sinh dục. Đây là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người sang người.
Sùi mào gà ở lưỡi có lây không? Có, vậy Vì sùi mào gà có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể, nên bạn có thể bị sùi mào gà ở lưỡi. HPV ở miệng nói chung và lưỡi nói riêng cũng là một tình trạng phổ biến. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 7% dân số Hoa Kỳ bị nhiễm HPV ở miệng.
Sùi mào gà có thể lây lan dễ dàng khi tiếp xúc da kề da.
Các loại sùi mào gà ở lưỡi
Các chủng HPV khác nhau có thể gây ra sùi mào gà ở lưỡi. Các loại sùi mào gà phổ biến có thể được tìm thấy trên lưỡi bao gồm:
- Squamous papilloma: Những mụn cóc giống như bông súp lơ có màu trắng, là kết quả của virus HPV chủng 6 và 11.
- Verruca vulgaris (mụn cơm thông thường): Loại sùi mào gà này có thể phát triển trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả lưỡi, và thường bắt gặp ở bàn tay nhất. Những mụn cóc này do virus HPV 2 và 4 gây ra.
- Focal epithelial hyperplasia: Còn được gọi là bệnh Heck, những tổn thương này có liên quan đến virus HPV 13 và 32.
- Condyloma acuminata: Những tổn thương này có ở bộ phận sinh dục, nhưng có thể lây lan sang lưỡi khi quan hệ tình dục bằng miệng. Nó có liên quan đến HPV 2, 6 và 11.
Nguyên nhân của sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi có thể xuất hiện sau khi quan hệ tình dục bằng miệng, nếu bạn tình của bạn bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Nếu bạn tình của bạn bị nhiễm virus HPV ở miệng, thì bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi hôn.
Nếu bạn dùng tay chạm vào sùi mào gà rồi đưa phần tay đó vào miệng, bạn cũng có thể phát triển mụn cóc trên lưỡi. Ví dụ, nếu bạn cắn móng tay, bạn có thể đưa virus gây ra sùi mào gà từ ngón tay vào miệng.
Có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị sùi mào gà ở lưỡi, bao gồm:
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu, khiến cơ thể khó chống lại virus hơn
- Đứt tay hoặc trầy xước, virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết nứt trên da
Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi
1. Sùi mào gà tự biến mất
Một số loại sùi mào gà sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này có thể mất hàng tháng và hàng năm.
Mặc dù sùi mào gà ở lưỡi thường vô hại, nhưng chúng có thể gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Điều này phụ thuộc vào kích thước của mụn cóc, và liệu chúng có gây đau đớn hoặc khó khăn khi ăn hay nói chuyện hay không.
Trong khi đợi mụn cóc do sùi mào gà biến mất, hãy thử ăn ở bên miệng đối diện với vùng bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm giảm kích ứng, và cũng làm giảm khả năng cắn vào mụn.
2. Áp dụng y tế
Bạn cũng có thể nói chuyện với nha sĩ hoặc bác sĩ da liễu khi sùi mào gà ở lưỡi không biến mất hoặc phát triển lớn hơn. Bạn cũng cần biết các bước xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Một trong những cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi đối với tình trạng mụn cóc không chịu biến mất, là phương pháp áp lạnh. Quy trình này sử dụng nitơ lỏng lạnh để làm đông cứng các mô bất thường.
Một lựa chọn khác là đốt điện. Đốt điện sử dụng một dòng điện mạnh để cắt qua mụn cóc do sùi mào gà gây ra, và loại bỏ các tế bào hoặc mô bất thường.
Cả hai phương pháp điều trị đều có tác dụng đối với các loại sùi mào gà khác nhau phát triển trên lưỡi.
Những điều cần lưu ý khi mắc sùi mào gà trên lưỡi
Vì virus HPV - dù có gây ra sùi mào gà hay không - có thể lây truyền khi tiếp xúc da kề da, nên cách chắc chắn duy nhất để ngăn ngừa lây nhiễm sùi mào gà và các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục khác là kiêng mọi tiếp xúc thân mật và quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, điều này không hề thực tế, bởi quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý cơ bản của người trưởng thành. Bởi sùi mào gà ở lưỡi rất dễ lây lan, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn biết cách bảo vệ bản thân, bằng những cách sau:
- Chích ngừa HPV: Vắc xin ngừa HPV giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lây qua đường tình dục nói chung và sùi mào gà nói riêng. Những đối tượng nên chích vắc xin này bao gồm thanh thiếu niên từ 11 đến 26 tuổi, người lớn từ 45 tuổi trở xuống.
- Không quan hệ tình dục hoặc hôn sâu: Đặc biệt khi biểu hiện của sùi màu gà ở lưỡi đã xuất hiện rõ ràng.
- Chia sẻ tình trạng sức khoẻ: Bạn và bạn tình nên thường xuyên trao đổi tình trạng sức khoẻ sinh sản với nhau, để cùng phòng người và điều trị các bệnh có thể lây qua đường tình dục.
- Không chạm vào sùi mào gà trên lưỡi: Điều này sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn
- Bỏ hút thuốc: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ nhiễm HPV 16 trên miệng cao hơn ở những người hút thuốc lá.
Một số người tin rằng họ sẽ chỉ nhiễm HPV khi bạn tình xuất hiện sùi mào gà. Hãy nhớ rằng một số chủng HPV tạo ra sùi mào gà, và một số chủng HPV có rất ít hoặc không có dấu hiệu nào bên ngoài. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể nhiễm HPV mà không xuất hiện sùi mào gà.
Không chạm vào sùi mào gà ở lưỡi!
Đừng nhầm sùi mào gà ở lưỡi với các tình trạng sau
Tất nhiên, không phải mọi vết sưng trên lưỡi đều là sùi mào gà. Các khả năng khác bao gồm lở miệng, nhiệt miệng, hoặc một vết loét vô hại hình thành trên lưỡi hoặc nướu.
Tổn thương trên lưỡi cũng có thể là:
- Chấn thương (u xơ do chấn thương)
- U nang
- Biểu hiện của bệnh giang mai
Gặp nha sĩ hoặc bác sĩ da liễu để chẩn đoán bất kỳ tổn thương bất thường nào xuất hiện trong miệng của bạn.
Nguồn tham khảo: Understanding Warts on Your Tongue - Đăng tải trên trang tin y tế Healthline - Xuất bản ngày 02/01/2019. |