Một món ăn có chứa ít calo, không béo, không đường, giàu chất xơ và không chứa gluten đó chính là konjac- món ăn được người Nhật yêu thích.
Muốn giảm cân ngoài việc tập thể dục, vận động thường xuyên còn phải thực hiện tốt chế độ ăn kiêng. Có một món ăn được mệnh danh là "vua hút mỡ" tự nhiên, có thể thay thế cơm ăn hàng ngày giúp bạn giảm cân lại rất có lợi cho sức khỏe.
Món ăn này còn được người Nhật rất yêu thích dùng và thường xuất hiện trong thực đơn giảm cân đó là konjac.
Konjac là gì?
Konjac hay khoai nưa có thể chế biến thành món ăn hoặc dùng để bào chế thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Konjac hay khoai nưa là một loại rau củ mọc ở các vùng của châu Á. Konjac có hàm lượng tinh bột không đáng kể nhưng cũng rất giàu chất xơ hòa tan được gọi là glucomannan.
Konjac có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn nhưng thường được dùng làm mì hoặc chế biến trong các món canh, súp để thêm phần bắt mắt và hấp dẫn. Ngoài ra, tinh bột konjac còn có thể dùng để bào chế thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc dược phẩm hỗ trợ cho những người mắc bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu, tiểu đường.
Vì sao konjac lại giúp giảm cân hiệu quả?
Từ lâu, phụ nữ Nhật và các nước khác thường xem konjac như một món ăn dùng để giảm cân. Bởi vì loại củ này rất giàu chất xơ glucomannan. Chất xơ này có khả năng hấp thụ nước cao giúp bạn no lâu hơn nên ít có khả năng ăn quá nhiều sau đó. Konjac khi vào trong dạ dày cũng nở hơn để giúp bạn no lâu.
Ngoài ra, konjac có hàm lượng calo rất thấp, trong 100 gam mì Shirataki (làm từ konjac) có chứa tới 10 calo. Vì có ít calo nên sử dụng konjac thay cơm, mì, miến… sẽ giúp giảm lượng năng lượng cơ thể hấp thu mỗi ngày. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học International Journal of Obesity cho thấy: những người mắc bệnh béo phì, khi thêm chất xơ glucomannan vào bữa ăn hàng ngày liên tục trong 8 tuần, giảm trung bình 2.5kg, mà không thay đổi thói quen tập thể dục hay khẩu phần ăn hàng ngày.
Konjac có thể chế biến thành mì, miến với hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ giúp no lâu, giảm cân.
Những tác dụng khác của konjac
Konjac giúp giảm táo bón
Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy glucomannan có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Nghiên cứu cho thấy rằng thêm glucomannan vào chế độ ăn ít chất xơ sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn probiotic trong phân.
Nó cũng làm tăng 30% chức năng vận động của ruột.
Konjac giúp giảm cholesterol
Một đánh giá năm 2008 cho thấy konjac có thể giúp giảm tổng lượng cholesterol, LDL (hoặc cholesterol "xấu") và chất béo trung tính. Konjac cũng làm giảm trọng lượng cơ thể và lượng đường trong máu lúc đói.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng glucomannan có thể là một liệu pháp bổ trợ cho những người mắc bệnh tiểu đường và cholesterol cao .
Một nghiên cứu khác cho thấy konjac làm giảm cholesterol LDL và khuyến nghị sử dụng nó để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn konjac có thể giảm cholesterol, tốt cho da,... (Ảnh minh họa)
Konjac tốt cho làn da
Theo một nghiên cứu năm 2013, konjac có thể làm giảm mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe làn da của bạn. Nó được cho là làm giảm phản ứng dị ứng và cải thiện quá trình chữa lành vết thương.
Lưu ý khi ăn konjac
Tuy có tác dụng giảm cân tốt nhưng konjac lại là thực phẩm có tính lạnh, nếu người có cơ địa lạnh ăn konjac trong thời gian dài sẽ làm tăng tính lạnh và độ ẩm trong cơ thể.
Ngoài ra bà bầu ăn lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên cố gắng ăn ít hoặc không ăn konjac.
Do món ăn này có độ dẻo và chắc nên khi ăn rất dễ bị mắc nghẹn nơi cổ họng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, chất xơ glucomannan thường được dung nạp tốt nhưng cũng giống như những thực phẩm giàu chất xơ khác, konjac có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như:
- Đầy hơi
- Tiêu chảy hoặc phân lỏng
- Đau bụng
- Buồn nôn