Một phụ nữ cho biết thường xuyên phải băng bó toàn thân như người bị bỏng và mỗi khi quan hệ cũng không dám bật đèn vì sợ bạn trai sẽ chết khiếp khi thấy cơ thể cô.
Claire Harwood, đến từ Melbourne (Australia) đã mắc bệnh eczema (bệnh chàm bội nhiễm) từ khi còn nhỏ và dù các bác sĩ nói rằng căn bệnh sẽ sớm khỏi nhưng cuối cùng bệnh tình chỉ ngày càng tồi tệ hơn.
Năm 20 tuổi, Claire đến sống ở London (Anh) 4 năm và bệnh của cô cũng khá hơn. Tuy nhiên, khi Claire quay trở về quê hương Australia, căn bệnh eczema của cô đã tái phát trở lại.
Claire Harwood mắc bệnh eczema nhiều năm khiến cuộc sống của cô rất khó khăn.
Ở tuổi 30, Claire cho biết căn bệnh đã khiến đời sống tình cảm của cô cũng gặp khó khăn vì cô sẽ không bao giờ dám bật đèn khi quan hệ tình dục với bạn trai. "Nó phá vỡ các mối quan hệ thân mật của tôi vì tôi không muốn ai chạm vào người và cũng cảm thấy tự ti khi sống trong thế giới mà mọi người đều nhìn vào ngoại hình", Claire chia sẻ. "Nếu quan hệ tình dục, tôi sẽ phải tắt đèn."
Claire cho biết năm 21 tuổi, cô đã chấp nhận rằng cả đời sẽ phải sống chung với bệnh eczema và cố gắng thử nhiều cách để điều trị. Cô đã bỏ những thực phẩm có thể kích thích bệnh bộc phát và cũng thử loại bỏ một số loại chất vải khi mùa quần áo để xem có chất nào gây kích ứng da.
Claire phải tắt đèn khi quan hệ vì quá xấu hổ với cơ thể nổi đầy mẩn đỏ và ngứa ngáy của mình.
Vào những ngày căn bệnh tồi tệ nhất, Claire cho biết cô gãi nhiều đến mức chảy máu và nhiều vết thương hở sẽ bị nhiễm trùng. Thậm chí có một lần bệnh bùng phát nặng tới mức dẫn tới nhiễm trùng da và máu khiến cô phải nhập viện. Mỗi lần phát bệnh, toàn thân cô từ chân tới tay đều bị nổi mẩn đỏ và gây ngứa ngáy khó chịu. Có lần, Claire còn phải dùng lược thậm chí là dao để gãi ngứa khi toàn bộ móng tay bị gãy.
Nói về nguyên nhân gây bệnh, Claire cho biết khi sống ở London hay khi cô sống ở Perth (một thành phố khác ở Australia), cô nhận thấy bệnh eczema đã biến mất. Nhưng khi cô quay trở về nhà ở Melbourne, bệnh lại tái phát. Do đó, Claire cũng nghi ngờ rằng có một loại cỏ nào đó ở Australia có thể là nguyên nhân. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa chắc chắn.
Cơ thể của Claire mỗi khi phát bệnh.
Claire cũng cho biết căn bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thể xác mà còn cả tinh thần của cô. Cô giải thích rằng cô thường cảm thấy "giống như một gánh nặng cho gia đình và bạn bè", và đôi khi cảm thấy "bất lực."
May mắn cho Claire khi cô cũng đã có thể tìm thấy những người cùng cảnh ngộ và có thể chia sẻ với nhau những cách để sống chung với bệnh chàm giúp cô. Hiện tại, Claire cũng cho biết cô đã cảm thấy tự tin hơn, không còn ngại ngùng che giấu cơ thể mà thoải mái mặc bất cứ thứ gì cô muốn.
Hiện tại, Claire đã tự tin và tìm ra những cách sống chung với căn bệnh.
Bệnh Eczema là gì?
Bệnh Eczema (chàm bội nhiễm) là tình trạng da bị ngứa, đỏ, khô và nứt nẻ. Bệnh chàm cơ địa (dạng phổ biến nhất của tình trạng này) phổ biến hơn ở trẻ em, thường phát triển trước khi trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể phát triển ở người trưởng thành.
Đây thường là một tình trạng lâu dài, mặc dù nó có thể cải thiện đáng kể hoặc thậm chí khỏi hoàn toàn ở một số trẻ khi chúng lớn hơn. Nguyên nhân chính xác của bệnh Eczema vẫn chưa được xác đinh.
Các triệu chứng của bệnh
Phần lớn những người mắc bệnh eczema sẽ có những biểu hiện chung phổ biến như cảm giác ngứa ngáy, xuất hiện từng mảng mụn nước phát triển theo từng đợt và rất hay tái phát, da có thể bị khô, căng rất khó chịu.
Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau tùy theo mức độ nhẹ, nặng và giai đoạn khác nhau. Cụ thể:
- Tấy đỏ: Người bệnh có cảm giác nóng, sưng và vô cùng ngứa ngáy ở các vùng da trên cơ thể. Thậm chí, những vùng da này còn bị tấy đỏ.
- Xuất hiện mụn nước: Những vùng da bị tấy đỏ sẽ dần xuất hiện những mụn nước li ti và sau đó ngày càng lan rộng hơn. Bên trong những mụn nước này thường có dịch trong và rất ngứa rát.
- Chảy nước: Khi những vụn nước này vỡ ra, chúng sẽ chảy ra những dịch nước màu vàng và tạo thành những giếng chàm lỗ chỗ.
- Đóng vảy và bong vảy: Huyết thanh ở những mụn nước trên da đóng thành những vảy dày, sau 1 khoảng thời gian chúng sẽ bong ra để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.
Thông thường sau khi những lớp vảy bong da, vùng da của người bệnh sẽ không để lại sẹo. Nhưng trong trường hợp bệnh nhân gãi nhiều thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào da gây bội nhiễm và tạo thành những vết sẹo trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự tin về ngoại hình của mình.
Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng nó thường ảnh hưởng đến bàn tay, mặt trong của khuỷu tay, mặt sau của đầu gối, mặt và da đầu ở trẻ em.
Điều trị bệnh như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giúp kiểm soát bệnh eczema, bao gồm:
- Kỹ thuật tự chăm sóc, chẳng hạn như giảm gãi và tránh các tác nhân gây ra
- Điều trị dưỡng ẩm được sử dụng hàng ngày
- Corticosteroid tại chỗ để giảm sưng, đỏ và ngứa khi bùng phát