Bông cải xanh, tỏi, ớt chuông... khi chế biến với nhiệt độ cao như xào nấu, quay trong lò vi sóng sẽ hủy nhiều dưỡng chất. Tương tự như vậy, nhiều loại thực phẩm, rau củ khác nếu ăn sống sẽ tốt hơn nhiều lần đem nấu chín.
Dừa
Uống nước dừa nguyên trái thậm chí còn tốt hơn nước lọc và lượng dầu dừa có tác dụng trong việc duy trì các chất béo có lợi, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và não bộ.
Bạn nên tránh xa các thực phẩm chế biến từ dừa như kem dứa, kẹo dừa... vì chúng chứa quá nhiều đường. Thay vào đó hãy mua dừa nguyên trái để uống nước và ăn phần cùi dừa.
Dứa
Theo một nghiên cứu năm 2010, nước ép dứa tươi có hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và viêm đại tràng co thắt, so với nước ép dứa đun sôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng nước ép dứa tươi có hàm lượng enzyme bromelain cao hơn, giúp chống viêm giảm sưng hiệu quả.
Tỏi
Giống như hành tây, tỏi cũng chưa nhiều allicin, chất phát huy tác dụng tốt hơn khi được dùng sống. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, ăn tỏi sống từ 2 lần trở lên trong 1 tuần còn giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư phổi.
Socola
Cacao nguyên chất rất giàu dưỡng chất, đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ giảm cân, kiềm chế cảm giác thèm ăn. Socola đã là một chế phẩm của cacao khiến thành phần dinh dưỡng mất đi không ít, do đó, không nên đun nấu socola với nhiệt độ cao, sẽ càng làm cho những chất dinh dưỡng quý giá của cacao mất đi.
Củ cải đường
Củ cải đường có thể chứa lượng đường cao nhưng bù lại nó có những thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Củ cải đường giàu vitamin C, B, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong máu và phòng ung thư.
Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa một lượng lớn chất phytochemical sulforaphane, giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, viêm, trầm cảm. Theo các nhà khoa học, cơ thể hấp thụ sulforaphane nhanh hơn khi ăn bông cải xanh sống thay vì nấu chín.
Chế biến bông cải xanh bằng lò vi sóng, đun sôi và xào cũng làm giảm lượng vitamin C. Nếu vẫn muốn ăn chín, bạn có thể hấp. Phương pháp này ít ảnh hưởng nhất đến chất dinh dưỡng của bông cải xanh.
Hành tây
Hành tây có thể phòng ngừa ung thư nhờ thành phần flavonoid quercetin. Khi ăn sống, bạn sẽ hấp thu tối đa flavonoid quercetin. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi hành tây được làm nóng trong lò nướng, những dưỡng chất tốt cho tim mạch của hành hoàn toàn biến mất sau 30 phút.
Việt quất
Theo bác sĩ Julie Joffrion, chuyên gia dinh dưỡng thể hình tại All Inclusive Health, quả việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa nhờ vào lượng polyphenol cao. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, chế biến quả việt quất bằng cách nướng hoặc nấu chín sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng polyphenol.
Ớt chuông
Ớt chuông đỏ là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần ăn 100 g ớt chuông đỏ đã có thể đảm bảo lượng vitamin C khuyến nghị. Tuy nhiên nhiệt sẽ phá hỏng vitamin C. Rau cải xoăn Cải xoăn chứa các hợp chất glucosinolates. Khi glucosinolates tiếp xúc với enzyme myrosinase sẽ tạo thành chất isothiocyanates có khả năng chống viêm và chống tế bào ung thư. Khi nấu chín, nhiệt sẽ vô hiệu hóa myrosinase, vì vậy cải xoăn nấu chín không có đặc tính phòng chống bệnh giống như món salad cải xoăn thô.
Rong biển
Rong biển giàu vitamin và khoáng chất có thể hòa tan trong nước, dễ hấp thụ vào máu. Đây còn là nguồn cung cấp sắt, canxi và i-ốt.