Triệu chứng ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Hoàng Lan - Ngày 25/09/2018 08:00 AM (GMT+7)

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm như bao bệnh ung thư khác. Điều khác biệt là phương pháp điều trị của nó.

Trong vài thập kỉ qua, tỉ lệ ung thư trong phần chính của dạ dày đã giảm trên toàn thế giới. Cùng với đó, bệnh ung thư của phần trên dạ dày – nơi gặp thực quản – lại phổ biến hơn nhiều. Tìm hiểu thêm về ung thư dạ dày trong bài viết sau.

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày xuất hiện bởi sự tăng trưởng của các tế bào ung thư trong lớp niêm mạc dạ dày. Loại ung thư này rất khó chẩn đoán vì hầu hết bệnh nhân không có bất kì triệu chứng gì vào giai đoạn mới mắc bệnh.

Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) ước tính sẽ có khoảng 28.000 ca ung thư về dạ dày mới trong năm 2019. NCI cũng tính toán rằng căn bệnh ung thư này chiếm 1.7% tổng số các ca ung thư mới ở Hoa Kỳ.

Dù ung thư dạ dày tương đối hiếm xuất hiện hơn so với các loại ung thư khác, thì mối nguy hiểm lớn nhất đến từ căn bệnh này là khó chẩn đoán bệnh. Vì ung thư ở dạ dày không gây ra bất kì triệu chứng vào giai đoạn sớm nào, vậy nên nó thường không được chẩn đoán cho đến tận giai đoạn di căn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Triệu chứng ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách điều trị - 1

Triệu chứng ung thư dạ dày

Theo NCI, loại bệnh này thường không có dấu hiệu hay triệu chứng sớm. Thật không may, điều này có nghĩa là mọi người thường không biết bất kì điều gì cho đến khi căn bệnh trở nên trầm trọng.

Một số triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày vào các giai đoạn sau là:

- Buồn nôn và ói mửa;

- Thường xuyên ợ nóng;

- Chán ăn;

- Đôi khi giảm cân đột ngột;

- Liên tục đầy hơi;

- Cảm giác no lâu (no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ);

- Phân có máu;

- Vàng da;

- Mệt mỏi quá mức;

- Đau dạ dày, tồi tệ hơn sau khi ăn.

Nguyên nhân ung thư dạ dày

Dạ dày (cùng với thực quản) chỉ là một phần của hệ tiêu hóa trên. Dạ dày có trách nhiệm tiêu hóa thức ăn, sau đó di chuyển chất dinh dưỡng xuống phần còn lại của các cơ quan tiêu hóa, cụ thể là ruột non và ruột già.

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào bình thường, khỏe mạnh trong hệ tiêu hóa trở thành tế bào ung thư và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối u. Quá trình này diễn ra rất chậm, bởi ung thư ở dạy dày có xu hướng phát triển qua nhiều năm.

Do bệnh lí

Căn bệnh ung thư này có liên quan trực tiếp đến khối u trong dạ dày. Tuy nhiên, một số yếu tố về bệnh lí có thể làm tăng hoặc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh, bao gồm:

- Ung thư hạch (một dạng ung thư máu);

- Khối u ở các phần khác của hệ tiêu hóa;

- Polyp dạ dày (sự tăng trưởng bất thường của mô hình thành trên niêm mạc dạ dày), ...

Do lối sống

Ung thư ở dạ dày cũng xuất hiện phổ biến hơn ở những đối tượng như:

- Những người hút thuốc;

- Ăn quá nhiều thức ăn mặn hoặc thực phẩm chế biến sẵn;

- Ăn quá nhiều thịt;

- Có tiền sử lạm dụng rượu;

- Không tập thể dục thường xuyên;

- Không bảo quản hoặc chế biến thức ăn đúng cách, ...

Do các yếu tố khác

- Người lớn tuổi, thường là trên 50 tuổi;

- Đàn ông dễ mắc ung thư hơn phụ nữ;

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh;

- Những người châu Á (đặc biệt là người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản), người gốc Nam Mỹ và người gốc Belarus, ...

Các giai đoạn ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này, khối u được giới hạn ở lớp mô đầu, nằm bên trong thực quản hoặc dạ dày. Các tế bào ung thư cũng có thể lan sang một số lượng nhất định các hạch bạch huyết gần đó.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2

Ung thư ở giai đoạn này đã lan rộng hơn, phát triển vào một lớp cơ sâu hơn của thực quản hoặc thành dạ dày. Ung thư cũng có thể lan đến nhiều hạch bạch huyết hơn.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, ung thư có thể đã phát triển qua tất cả các lớp thực quản hoặc dạ dày, và lan đến các bộ phận lân cận. Hoặc nếu nó phát triển chậm thì ung thư cũng đã xâm chiếm được phẩn lớn các hạch bạch huyết.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Giai đoạn này cho thấy ung thư dạ dày đã di căn đến nhiều bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như gan, não, ...

Cách điều trị ung thư dạ dày

Chẩn đoán

Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư dạ đường tiêu hóa và ung thư dạ dày bao gồm:

- Nội soi: Một chiếc máy ảnh nhỏ để nhìn thấy những gì đang diễn ra trong dạ dày được đưa vào bằng một chiếc ống nhỏ.

- Sinh thiết: Sau quá trình nội soi, nếu nghi ngờ bất kì vùng nào có nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập một mẩu mô để phân tích.

- Kiểm tra qua hình ảnh: Việc này được sử dụng để tìm ra căn bệnh ung thư bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và một loại xét nghiệm X-quang đặc biệt.

Xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư ở dạ dày sẽ giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị nào có thể tốt nhất cho bạn. Các xét nghiệm và quy trình xác định giai đoạn ung thư bao gồm:

- Xét nghiệm qua hình ảnh: Thường là CT và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

- Phẫu thuật thăm dò: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tìm thấy dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan ra khỏi thực quản và dạ dày hay chưa, trong khu vực ngực và bụng. Phẫu thuật thăm dò được thực hiện như sau:

+ Mổ một vết nhỏ ở bụng;

+ Chèn một máy ảnh đặc biệt, có tác dụng truyền hình ảnh đến màn hình.

- Một số xét nghiệm khác cũng có thể được áp dụng, tùy vào tình trạng bệnh của bạn.

Điều trị

Lựa chọn điều trị ung thư phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, sức khỏe tổng thể và điều kiện của bạn.

- Phẫu thuật để loại bỏ một phần của thực quản hoặc dạ dày – nơi khối u đang nằm, thường được thực hiện ở những trường hợp ung thư không lây lan:

+ Loại bỏ các khối u giai đoạn sớm khỏi niêm mạc dạ dày;

+ Loại bỏ một phần dạ dày (cắt dạ dày phụ);

+ Loại bỏ toàn bộ dạ dày (cắt dạ dày tổng);

+ Loại bỏ các hạch bạch huyết để tìm kiếm các tế bào ung thư.

- Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao – chẳng hạn như tia X và proton – để tiêu diệt tế bào ung thư.

- Hóa trị là một loại thuốc điều trị sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.

- Sử dụng thuốc giúp tấn công các tế bào ung thư hoặc điều khiển hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày bao gồm:

+ Trastuzumab (Herceptin) cho các tế bào ung thư dạ dày sản xuất quá nhiều HER2;

+ Ramucirumab (Cyramza) cho ung thư dạ dày tiến triển chưa đáp ứng với các phương pháp điều trị khác;

+ Imatinib (Gleevec) cho một dạng ung thư dạ dày hiếm gặp được gọi là khối u đường tiêu hóa;

+ Sunitinib (Sutent) cho các khối u trên đường tiêu hóa stromal;

+ Regorafenib (Stivarga) cho các khối u đường tiêu hóa, ...

Triệu chứng ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách điều trị - 2

Câu hỏi thường gặp

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân mắc căn bệnh này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như:

- Tinh thần;

- Phương pháp điều trị;

- Phát hiện bệnh sớm hay muộn;

- Bệnh đang ở giai đoạn nào, ...

Gần như 100% người mắc ung thư dạ dày nếu không được điều trị sẽ tử vong trong vòng 5 năm kể từ khi phát bệnh.

Tỉ lệ khỏi bệnh và thời gian sống giảm dần sau mỗi giai đoạn:

- Giai đoạn 1: 80% bênh nhân sống trên 5 năm (tuy nhiên rất hiếm trường hợp phát hiện bệnh khi ở giai đoạn này);

- Giaia đoạn 2: 56% bệnh nhân sống trên 5 năm (tuy nhiên chỉ 6% người bệnh phát hiện ung thư ở giai đoạn này);

- Giai đoạn 3: 15% bệnh nhân sống trên 5 năm;

- Giai đoạn 4: 5% bệnh nhân sống trên 5 năm.

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Càng về các giai đoạn sau, người bệnh càng cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng đa dạng như:

- Protein;

- Các loại vitamin;

- Khoáng chất thiết yếu, ...

Một số thực phẩm bệnh nhân ung thư nên ăn là:

- Cá;

- Thịt nạc;

- Sữa;

- Các loại nấm;

- Rau quả tươi, rau lá xanh;

- Các loại khoai, ...

Một số thực phẩm bệnh nhân ung thư không nên ăn là:

- Đồ nhiều dầu mỡ, món xào hoặc chiên rán;

- Thức ăn chế biến sẵn;

- Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ...;

- Hạn chế đồ ăn mặn, muối;

- Đồ ăn quá nóng, quá cứng, quá nhiều, ...

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Tỉ lệ di truyền từ mẹ sang con của ung thư dạ dày là 48%.

Hiện chưa có bất kì thống kê nào khác về việc những người có cùng huyết thống có khả năng di truyền bệnh ung thư này. Các chuyên gia cho rằng, những người trong cùng một gia đình có lối sống giống nhau, thói quen ăn uống giống nhau nên nguy cơ mắc bệnh cao như nhau.

Sai lầm ăn uống khiến nhiều người bị ung thư dạ dày, có tới 4 điều người Việt hay mắc
Chuyên gia cảnh báo, có nhiều thói quen ăn uống gây bệnh ung thư dạ dày.
Hoàng Lan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ung thư dạ dày