Ung thư vú là gì? Cách phòng và trị bệnh

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, ở cả những nước phát triển và kém phát triển. Theo thống kê, ở Việt Nam, khoảng 70% bệnh nhân ung thư được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Tổng quan

Ung thư vú là các khối u ác tính được hình thành trong các tế bào của vú sau đó xâm lấn sang các bộ phận khác. Sau ung thư da, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Ung thư vú có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn nhiều ở phụ nữ. Độ tuổi dễ mắc bệnh ở phụ nữ chủ yếu trên 50 tuổi, tuy nhiên phụ nữ từ 20 cũng có nguy cơ mắc phải. Đối với nam giới, ung thư vú chủ yếu từ độ tuổi 60 trở lên. Tỷ lệ sống sót của người mắc bệnh ung thư vú đang tăng dần do tiến bộ của y học và sự phổ biến kiến thức đến mọi người, có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong sẽ giảm dần.

Dấu hiệu

- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư vú là cục u. Có thể cục u sẽ không gây đau. Cục này có thể ở dạng cứng, nhưng đôi khi lại nhạy đau và mềm

- Thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú: Vú nổi cục bì bì ở một vị trí bất thường nào đó.

- Thay đổi kết cấu da như nhăn nhúm, bong tróc, nổi mẩn trên da ở vùng ngực hoặc xung quanh núm vú.

- Núm vú bị tụt vào trong (ngoại trừ trường hợp bẩm sinh), núm vú thay đổi vị trí hoặc hình dạng so với ban đầu.

- Dịch chảy ra từ núm vú mà không có sự tác động bên ngoài.

- Cảm thấy đau, tức ở vùng ngực

- Nổi hạch ở nách

Các giai đoạn

Ung thư vú có quá trình hình thành và phát triển qua 5 giai đoạn từ 0 đến 4. Mỗi giai đoạn đều có phương pháp điều trị thích hợp.

Ung thư vú giai đoạn đầu: Là ung thư biểu mô ống không xâm lấn tại chỗ (DCIS), nơi các tế bào bất thường được phát hiện sớm trong ống dẫn sữa mẹ. Trong giai đoạn này, các tế bào không lây lan ra các mô vú xung quanh. Ung thư biểu mô là ung thư sớm có khả năng điều trị khỏi rất cao bằng cách phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư và xạ trị.

Ung thư vú giai đoạn 1: Ung thư vú giai đoạn 1 gồm 1A và 1B. Ở giai đoạn 1A, khối u trở nên rõ ràng hơn, to cỡ bằng hạt đậu khoảng 2cm hoặc nhỏ hơn và chưa lan đến các hạch bạch huyết. Sang 1B thì không phát hiện khối u ở vú mà phát hiện khối u tại các hạch bạch huyết ở nách. Điều trị bằng cách phẫu thuật và thường xuyên xạ trị hoặc kết hợp cả hai. Ngoài ra, bạn có thể xem xét liệu pháp hormone, tùy thuộc vào loại tế bào ung thư được phát hiện.

Ung thư vú giai đoạn 2: Giai đoạn này, ung thư vú tiếp tục phát triển nhưng chỉ ở vú hoặc các hạch bạch huyết gần đó. Giai đoạn này chia làm 2 nhóm 2A và 2B.

- Nhóm 2A: Các trường hợp có thể xảy ra ở nhóm 2A là không có khối u thực sự liên quan đến các tế bào ung thư; Ít hơn 4 hạch bạch huyết phụ có các tế bào ung thư; Khối u nhỏ hơn 2cm; Khối u có kích thước từ 2 đến 5cm và chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết.

- Nhóm 2B: Các trường hợp có thể xảy ra ở nhóm 2B là khối u có kích thước từ 2 đến 5cm đã lan xuống 4 hạch bạch huyết ở nách; Khối u lớn hơn 5cm và xâm lấn đến các hạch ở nách

Đối với người bệnh ở giai đoạn thì thì điều trị phẫu thuật hoặc xạ trị là phương pháp có thể sử dụng.

Ung thư vú giai đoạn 3: Chuyển sang giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan rộng và đã có thể xâm lấn sang các hạch bạch huyết hoặc cơ quan gần đó.

Giai đoạn này được chia thành ba nhóm: 3A, 3B và 3C. Sự khác biệt của các nhóm được xác định bởi kích thước của khối u và có di căn đến các hạch bạch huyết và mô xung quanh hay không.

Điều trị giai đoạn này bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp như cắt bỏ vú, xạ trị, dùng liệu pháp hormone hoặc hóa trị liệu để điều trị toàn thân.

Ung thư vú giai đoạn cuối (Ung thư di căn): Các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não, xương, phổi và gan. Giai đoạn này được coi là rất khó có thể chữa khỏi nhưng những tiến bộ trong công nghệ của y học hiện đại ngày nay có thể giúp người bệnh sống lâu hơn vài năm.

Chẩn đoán

Ung thư vú có thể được chẩn đoán thông qua nhiều xét nghiệm để đánh giá tổng quát tình trạng bệnh sau đó đưa ra các pháp đồ điều trị.

- Khám vú: Kiểm tra vùng ngực và các hạch bạch huyết ở nách của bạn để xem có bất kỳ cục u hoặc bất thường nào khác không.

- Chụp X quang tuyến vú: Chụp X quang tuyến để sàng lọc ung thư vú. Nếu phát hiện điểm bất thường sẽ tiến hành đánh dấu và chụp kỹ hơn để đánh giá thêm về sự bất thường đó.

- Siêu âm vú: Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cấu trúc nằm sâu bên trong vú. Xác định xem một khối u vú mới hình thành là một khối rắn hay một u nang chứa chất lỏng.

- Xét nghiệm sinh thiết: Dùng kim chuyên dụng lấy mẫu mô tế bào tại khu vực nghi ngờ có khôi u gây ung thư. Sinh thiết xác định rõ đó có phải là tế bào ung thư hay không hoặc cấp độ xâm lấn của khối u, dễ dàng đưa ra liệu trình điều trị chính xác.

- Chụp cộng hưởng từ vú (MRI): Chụp MRI tạo ra hình ảnh chi tiết cấu trúc bên trong vú giúp phát hiện vị trí, kích thước khối u.

Yếu tố nguy cơ

Ung thư vú là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, chưa tìm được nguyên nhân chính xác hình thành lên căn bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ra các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh này:

- Độ tuổi mãn kinh: Nếu bạn bắt đầu mãn kinh ở tuổi già, bạn có nhiều khả năng bị ung thư vú.

- Sinh con đầu lòng ở tuổi sau 30: Phụ nữ sinh con đầu lòng sau 30 tuổi có thể tăng nguy cơ ung thư vú.

- Chưa từng có thai: Phụ nữ chưa bao giờ mang thai có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ đã có một hoặc nhiều lần mang thai.

- Béo phì: Bị béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú.

- Dùng thuốc nội tiết tố: Phụ nữ dùng thuốc điều trị nội tiết tố kết hợp estrogen và progesterone để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú giảm khi phụ nữ ngừng dùng các loại thuốc này.

- Tiếp xúc với bức xạ: Nếu bạn được điều trị bức xạ vào ngực khi còn nhỏ hoặc thanh niên, nguy cơ ung thư vú sẽ tăng lên.

- Gien di truyền: Nếu mẹ, chị gái hoặc con gái của bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ, nguy cơ ung thư vú của bạn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, phần lớn những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

- Giới tính: Nữ giới có tỉ lệ mắc ung thư vú cao gấp nhiều lần so với nam giới

- Đã từng mắc ung thư vú: Nếu một bên vú đã mắc ung thư thì khả năng cao vú còn lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

- Uống rượu: Nữ giới uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú.

- Tuổi tác: Nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khi độ tuổi tăng lên.

Điều trị

Tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

- Phẫu thuật khối u: Là hình thức phổ biến nhất để điều trị ung thư vú, phẫu thuật giúp loại bỏ các khối u. Các lựa chọn phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ khối u và một phần các mô khỏe mạnh xung quanh, cắt bỏ vú một phần, cắt bỏ vú, loại bỏ hạch bạch huyết để tránh khối u lây lan.

- Phương pháp hóa trị: Hóa trị là phương pháp kết hợp các loại thuốc đi theo đường máu của cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị cũng có thể được sử dụng để thu nhỏ một khối u trước khi phẫu thuật để loại bỏ dễ dàng và an toàn hơn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm rụng tóc, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

- Phương pháp xạ trị: Xạ trị sử dụng các chùm tia X và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư từ bên ngoài (bức xạ chùm ngoài). Bức xạ cũng có thể được thực hiện bằng cách đặt chất phóng xạ vào bên trong cơ thể (phương pháp trị liệu bằng ánh sáng).

Đối với các khối u lớn ở vú hoặc ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết, có thể xạ trị vào thành ngực sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú. Phương pháp này có thể kéo dài từ ba ngày đến sáu tuần. Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm mệt mỏi và phát ban giống như bị cháy nắng tại vùng được xạ trị.

- Liệu pháp hormon: Sử dụng liệu pháp điều trị này trước hoặc sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Nếu ung thư đã lan rộng, liệu pháp hormone làm giảm kích thước khối u và ngăn chặn sự lây lan.

Phòng bệnh

Không có cách chắc chắn để ngăn ngừa ung thư vú. Nhưng có thể làm giảm khả năng mắc ung thư bằng các biện pháp phòng ngừa.

- Cân nặng ổn định: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên bạn nên giữ cân nặng ổn định trong suốt cuộc đời và tránh tăng cân quá mức bằng cách cân bằng lượng thức ăn có nhiều rau xanh và trái cây

- Tập thể dục: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục đều đặn làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người trưởng thành nên có ít nhất 150 phút cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ mạnh mẽ mỗi tuần

- Tránh sử dụng chất kích thích: Rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đối với phụ nữ thì không nên uống quá 1 ly rượu mỗi ngày.

- Cho con bú: Phụ nữ chọn cho con bú ít nhất vài tháng cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Thông Tin Cần Biết

Bệnh ung thư khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY