Tuyệt đối không nói 11 câu này ở nơi công sở, hậu quả của nó sẽ khiến bạn phải rơi nước mắt

Ngày 18/03/2021 19:00 PM (GMT+7)

Trong công sở, hậu quả của những câu “lỡ lời” có thể làm hỏng mối quan hệ của với đồng nghiệp, làm tan tành sự nghiệp bấy lâu bạn theo đuổi.

Vì vậy, để sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ, hãy tránh nói những điều sau đây:

1. Đó có phải việc của tôi đâu

Khi được giao một công việc khác ngoài chuyên ngành của bạn, thay vì than vãn rằng "đó không phải là việc của tôi" và tìm mọi cách né tránh thì hãy cố gắng làm tròn việc được giao bạn nhé.

Vì tính chất công việc trong môi trường hiện nay, một người sếp luôn muốn tận dụng hết tất cả các khả năng của một người nhân viên, bạn càng năng động và linh hoạt thì sẽ càng dễ chiếm được cảm tình của cấp trên nhiều hơn.

Hãy cố gắng tránh nói những câu lảng tránh trách nhiệm như vậy nhé. Có rất nhiều người khi tuyển vào không làm được trọn vẹn đúng chuyên ngành của mình như lúc ứng tuyển, không chỉ riêng mình bạn.

2. "Đó không phải lỗi của tôi"

Chắc chắc đó không phải lỗi của bạn. Tuy nhiên, nói như vậy sẽ khiến bạn trở thành người có đầu óc nhỏ nhen và thiếu tinh thần đồng đội. Bạn nên gọi đó là "vấn đề" chứ không phải "lỗi".

Thay vì nói bạn không chịu trách nhiệm cho việc đó, bạn hãy chỉ ra nguyên nhân của sự việc. Điều này sẽ giúp bạn chuyển sự chú ý của mọi người vào nguyên nhân của vấn đề và việc cần phải làm để giải quyết vấn đề này.

"Nếu bạn phạm phải một sai lầm, hãy dũng cảm chấp nhận thay vì đổ lỗi cho người khác. Các ông chủ thường thích những người có trách nhiệm", Udit Mittal, người sáng lập của tổ chức quốc tê Unison nhận định.

Tuyệt đối không nói 11 câu này ở nơi công sở, hậu quả của nó sẽ khiến bạn phải rơi nước mắt - 1

Ảnh minh họa

3. "Oh, không vấn đề gì"

Nếu bạn nhận một nhiệm vụ với một nụ cười, nhưng sau đó bạn không có biểu hiện sẽ sớm hoàn thành hay bắt tay vào công việc, đồng nghiệp sẽ nhanh chóng thấy bạn là một người không đáng tin. Nếu bạn không thể làm, hãy thành thực về điều đó. Tạo lòng tin ở đồng nghiệp là một điều quan trọng.

4. "Cái này dễ vậy mà em làm không được sao?"

Hãy đặt mình vào trường hợp của người nghe, bạn sẽ cảm giác gì? Ngoài cảm giác tổn thương, còn là sự ức chế khi thấy mình bị coi thường và đánh giá thấp.

Mỗi người có khả năng khác biệt nhau, nên đừng lấy chuẩn mực về "dễ" và "khó" của mình để đánh giá đồng nghiệp.

5. Không

Hạn chế buông những từ cụt lủn và gây ác cảm với người đối diện khi đang đối thoại nhé. Thay vào đó nên đi kèm với những từ phụ trợ cho lời nói của bạn để làm mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn.

6. "Điều này thật không công bằng"

Bạn đừng nên đóng vai nạn nhân và phàn nàn. Nếu bạn cảm thấy điều gì đó không công bằng, bạn nên giải thích với mọi người và đưa ra quan điểm của bạn.

Ngoài ra, nếu đồng nghiệp của bạn được thăng chức hay khen thưởng còn bạn thì không, bạn không nên nói rằng đó thật không công bằng hay không thể chấp nhận được. Nói như vậy chỉ khiến mọi người cho rằng bạn là một con người không biết cách cư xử và ghen tỵ với người khác.

7. "Đừng nói cho ai biết điều tôi vừa tiết lộ"

Nếu nó thực sự là một điều bí mật, hãy giữ nó cho riêng bạn. Dù bạn biết có ai đó sắp bị sa thải, hay mức lương của sếp, bạn không nên nói cho người khác biết. Nếu không, bạn cũng chuẩn bị tinh tinh làm chủ đề bàn tàn của mọi người. Bạn nên nhớ một điều, bạn có thể buôn chuyện về người khác, thì họ cũng sẽ bàn tán về bạn.

8. "Tôi thấy anh/chị có làm gì đâu mà than bận?"

Mỗi người trong công sở sẽ có công việc khác nhau. Cách thức họ làm việc như thế nào là do họ quyết định, điều quan trọng là họ vẫn hoàn thành được mục tiêu.

Nếu bạn thấy đồng nghiệp mình rãnh rỗi, không có nghĩa là họ lười biếng mà trái lại, họ có thể biết cách làm việc hiệu quả và quản lý được thời gian hợp lý. Đừng bao giờ thể hiện sự coi thường đối với bất kỳ ai khi bạn chưa biết rõ về công việc của họ.

9. Ở chỗ làm cũ, chúng tôi không làm thế

Đừng nên so sánh chỗ làm cũ với chỗ làm hiện tại, vì nó cho thấy sự thách thức và xem thường công việc của bạn hiện tại. Không sếp nào thích người biết tuốt, và bạn phải thật tế nhị nếu như muốn sếp biết cách làm tốt hơn ở chỗ cũ của bạn đã làm.

10. "Tôi chỉ không đủ thời gian để làm việc đó"

Bạn nên biết, trong thời đại này ai cũng rất bận rộn. Nếu bạn định nói điều này như một lý do nộp báo cáo muộn của bạn thì chắc chắn nó không bao giờ được chấp nhận. Bạn nên nói bạn có một số dự án khác cần phải sắp xếp lại. Bạn nộp muộn vì muốn hoàn thành nó tốt nhất trong khả năng của bạn và hứa lần sau bạn sẽ đúng hẹn.

11. "Trời ơi! Ý tưởng gì mà chán thế!"

Không có quy tắc chuẩn mực nào trong việc đánh giá một ý tưởng là tốt hay xấu. Việc chê bai ngay lập tức không mang tính xây dựng mà chỉ làm tổn thương người xung quanh.

Thêm vào đó, có những ý tưởng điên rồ nhất nhưng vẫn đạt được thành công. Vì vậy, đừng đánh giá điều gì quá vội vàng.

9 bài học tài chính quan trọng khiến người đi làm phải tiếc hùi hụi nếu bỏ lỡ
Ngay cả với người trưởng thành, đã đi làm thì việc kiểm soát tài chính vẫn là cả một vấn đề. Một số kế hoạch thông minh, một chiến lược tốt và hiểu biết những điều cơ bản sau đây sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng quản lý tiền bạc cần thiết để kiểm soát t

Bí quyết chi tiêu

Theo Lily
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở