Chế độ ăn uống khi bị thủy đậu ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh. Vậy bị thủy đậu nên ăn gì? Những thực phẩm nào nên tránh?
Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu đã giảm đáng kể kể từ đầu thế kỷ 21, giảm khoảng 85% từ năm 2005 đến 2014. Tuy nhiên, một số nhóm người, bao gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người nhiễm HIV/AIDS hoặc các rối loạn suy giảm miễn dịch khác, có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn.
Thủy đậu là một căn bệnh khá nguy hiểm và gây nhiều bất tiện. Do đó, để giảm thiểu các triệu chứng nhiễm trùng, cũng như giữ nước và cung cấp dinh dưỡng, là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp kiểm soát bệnh thủy đậu.
Chế độ ăn uống khi bị thủy đậu ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh. Vậy bị thủy đậu nên ăn gì? Những thực phẩm nào nên tránh?
Thủy đậu là gì?
Thủy đậu là một trong những biểu hiện của virut varicella-zoster. Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan và gây khó chịu, được đặc trưng bởi các triệu chứng như sốt, buồn nôn, mệt mỏi, chuột rút cơ bắp và nổi mẩn đỏ do ngứa, bong vảy và mụn nước mọc khắp cơ thể.
Đôi khi, các biến chứng bổ sung có thể phát triển, bao gồm lở loét, viêm gan, viêm tụy, viêm phổi và thậm chí là đột quỵ.
Điều trị bệnh thủy đậu
Mặc dù vắc-xin đã làm giảm số người mắc bệnh thủy đậu mỗi năm, nhưng hiện tại không có nhiều loại thuốc có khả năng điều trị trực tiếp vi-rút varicella-zoster.
Một đánh giá của 6 nghiên cứu đo lường hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh thủy đậu ở người cho thấy rằng uống acyclovir trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng thủy đậu có thể giúp điều trị nhiễm trùng ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh.
Một đánh giá thứ hai tìm thấy kết quả tương tự. Thêm vào đó, một đánh giá của 11 nghiên cứu quan sát ở người lưu ý rằng acyclovir đường uống có thể điều trị bệnh thủy đậu, mặc dù chỉ khi được sử dụng trong vòng 24 giờ đầu tiên.
Acyclovir là một loại thuốc chống vi-rút thường được sử dụng qua đường uống dưới dạng thuốc viên hoặc dưới dạng thuốc mỡ tại chỗ được bôi lên vùng bị nhiễm bệnh.
Cho rằng không có nhiều lựa chọn điều trị bệnh thủy đậu ngoài acyclovir, chăm sóc người bị thủy đậu thường xoay quanh việc kiểm soát triệu chứng và giảm đau.
Một số cách phổ biến nhất mà bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh thủy đậu bao gồm:
Sử dụng acetaminophen để hạ sốt, mặc dù dùng các loại thuốc khác khi bị thủy đậu, bao gồm aspirin và ibuprofen, có liên quan đến các tác dụng phụ có thể gây tử vong ở trẻ em.
Tránh làm trầy xước các nốt thủy đậu để không bị lây lan hay nhiễm trùng.
Giảm đau và ngứa bằng cách tắm mát hoặc bôi thuốc làm dịu.
Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh dễ dung nạp.
Uống đủ nước.
Bị thủy đậu nên ăn gì?
Phát ban do virus thủy đậu gây ra có thể không chỉ bao phủ bên ngoài cơ thể mà còn ảnh hưởng đến lưỡi, miệng và cổ họng bên trong. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2001 ở 62 trẻ em từ 2-13 tuổi đã phát hiện ra rằng số lượng tổn thương miệng do virus varicella-zoster gây ra dao động trong khoảng 13-30 trẻ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các trường hợp.
Do đó, tốt nhất là tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng thêm cho các tổn thương miệng này, chẳng hạn như thức ăn cay, axit, chứa nhiều muối và giòn cứng.
Ngoài ra, nếu hệ thống miễn dịch của bạn đã bị tổn hại, virus thủy đậu có nhiều khả năng gây ra các biến chứng nặng hơn, chẳng hạn như viêm dạ dày, tình trạng viêm dạ dày dẫn đến các triệu chứng như đau, buồn nôn và ói mửa.
Thực hiện theo chế độ ăn kiêng những món ăn nhẹ nhàng, dễ dung nạp là một cách để đảm bảo rằng bệnh nhân thủy đậu không bị mất nước và có đủ dinh dưỡng trong khi chiến đấu với bệnh thủy đậu.
Mặc dù không phải là cực kỳ phổ biến, một mối lo ngại khác có thể xảy ra khi bạn bị thủy đậu là tăng nguy cơ thiếu máu, hoặc thiếu chất sắt trong máu. Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất sắt trong khi chống thủy đậu có thể giúp giảm nguy cơ này.
Dưới đây là một số thực phẩm an toàn và dung nạp được khi bị thủy đậu.
Thức ăn mềm: khoai tây nghiền, khoai lang, trái bơ, trứng bác, đậu và đậu lăng, đậu hũ, gà luộc, cá nấu.
Thực phẩm mát: Sữa chua, kem, phô mai, sữa lắc, sinh tố.
Thức ăn nhạt: cơm, bánh mì nướng, mỳ, cháo bột yến mạch.
Trái cây và rau quả không axit: táo, chuối, dưa, quả mọng, trái đào, bông cải xanh, cải xoăn, dưa leo, rau chân vịt,...
Giữ nước: Duy trì dinh dưỡng và ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe là rất quan trọng để giúp cơ thể bạn chống lại virus thủy đậu và phục hồi nhanh chóng. Nhưng giữ nước là một phần quan trọng không kém của việc điều trị.
Thủy đậu có thể có tác động đáng kể đến khu vực miệng và cổ họng, việc tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có thể gây đau đớn. Do đó, điều này có thể khiến những người bị nhiễm virus có nguy cơ mất nước cao hơn.
Một số đồ uống cấp nước cho cơ thể bao gồm: nước lọc, nước dừa, trà thảo dược, đồ uống thể thao ít đường, nước điện giải.
Một số đồ uống có thể góp phần gây mất nước cần tránh: nước ép trái cây có đường, cà phê, nước ngọt, rượu, nước tăng lực.
Bị thủy đậu không nên ăn gì?
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc làm nặng thêm các triệu chứng thủy đậu ở những người đang bị phồng rộp trong hoặc xung quanh miệng.
Thức ăn cay: ớt, nước xốt cay, xốt Salsa, tỏi
Thực phẩm có tính axit: nho, trái dứa, cà chua, cam quýt
Thực phẩm ngâm giấm.
Thức ăn chứa nhiều muối: bánh quy, khoai tây chiên, nước canh, nước ép rau
Thức ăn cứng, giòn: bắp rang bơ, quả hạch, ngũ cốc, thực phẩm chiên
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan và gây nhiều khó chịu. Mặc dù đã có vắc-xin ngăn ngừa vi-rút, chúng ta không có nhiều lựa chọn điều trị khi bị nhiễm bệnh. Do đó, kiểm soát các triệu chứng của thủy đậu và làm cho bản thân thoải mái nhất có thể là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm.
Ăn một chế độ chứa đầy thực phẩm lành mạnh chẳng hạn như những thực phẩm mềm và nhạt sẽ giữ cho bạn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Uống đủ nước và đồ uống cấp nước khác trong suốt cả ngày cũng có thể giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Tốt nhất bạn nên tránh các thực phẩm giòn, nóng, cay, mặn hoặc có tính axit nếu bạn gặp phải vết loét trên môi, miệng hoặc lưỡi.
Nếu cần một chế độ rõ ràng và phù hợp với tình trạng bệnh của mình, hãy tới bệnh viện thăm khám để được sự tư vấn của bác sĩ.
Nguồn tham khảo: What to Eat When You Have Chickenpox — and What to Avoid - đăng tải trên trang tin y tế Healthline. Xuất bản ngày 29/1/2020. |