Đột quỵ là một trong những “kẻ thù” của sức khỏe chúng ta. Nếu không để ý sẽ khó lường trước được hậu quả.
1. Tê các ngón tay
Tất cả chúng ta, đặc biệt là người trung niên trên 40 tuổi, khi các ngón tay bị tê không rõ nguyên nhân, kèm theo đau đầu, chóng mặt, sưng lưỡi… và có tiền sử bệnh cao huyết áp, tăng mỡ máu và các bệnh lý khác thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra sức khỏe và cảnh giác với sự xuất hiện của đột quỵ.
2. Đau lưỡi
Nếu xuất hiện triệu chứng đau lưỡi thì rất có thể mao mạch của bạn đã bị viêm. Lúc này, bạn nên đi khám sức khỏe tổng thể bởi đây có thể là tín hiệu của bệnh tai biến mạch máu não.
3. Vô cùng đau đớn khi ngã
Thiếu máu não do xơ cứng mạch máu não có thể dẫn đến suy thần kinh vận động, từ đó dẫn đến việc té ngã sẽ đau đớn hơn bình thường rất nhiều lần.
4. Lóng ngóng
Nếu bỗng nhiên bị nói lắp, hay quên thì bạn nên chú ý. Đây có thể là triệu chứng của suy nhược thần kinh chức năng do lượng máu cung cấp lên não không đủ. Từ đó rất dễ gây nên đột quỵ.
5. Thường xuyên buồn ngủ
Tình trạng buồn ngủ thường xuyên xuất hiện 6 tháng hoặc 1 năm trước khi bệnh xảy đến. Trường hợp nhẹ thì sẽ có cảm giác buồn ngủ sau bữa ăn và khó có thể tỉnh dậy. Trường hợp nặng thì buồn ngủ cả ngày lẫn đêm, có thể ngủ 24/24 giờ.
6. Chóng mặt
Thường xuyên thiếu ngủ, mắt thâm quầng, đột nhiên không nhìn thấy gì hoặc chóng mặt đột ngột rồi trở lại bình thường sau vài giây… Tất cả những điều này đều là dấu hiệu của bệnh đột quỵ.
Những thói quen gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ
Hút thuốc nhiều
Hút nhiều thuốc trong thời gian dài có thể trở thành tác nhân thúc đẩy đột quỵ. Những chất có hại trong khói thuốc như nicotine hay tar sẽ thúc đẩy tiến độ bệnh lý của mạch máu, xơ vữa động mạch và sự tuần hoàn bình thường của cơ thể.
Ăn quá nhiều
Ăn uống vô độ trong thời gian dài cũng sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy đột quỵ. Dưới tác động của hành vi ăn uống không khoa học, đúng cách, cơ thể dễ mắc bệnh béo phì, đồng thời những chỉ số trong cơ thể cũng thay đổi hàng loạt. Nhiều người mắc bệnh mãn tính, lượng đường trong máu cao hoặc huyết áp, mỡ máu tăng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mạch máu và gây ra đột quỵ. Tất cả những điều này đều xuất phát từ thói quen ăn uống không hợp lý
Lười vận động
Nguyên nhân khiến tai biến mạch máu não đến nhanh hơn là do việc cơ thể lười vận động, dễ dẫn đến béo phì. Khi các chất béo tích tụ trong cơ thể, độ nhớt máu tăng, các cục máu đông sẽ dần hình thành trên thành mạch máu. Từ đây, lượng máu cần thiết cho não và oxy lên não không đủ, đột quỵ rất dễ xảy ra.
Uống quá nhiều rượu
Những người nghiện rượu không chỉ bị tổn thương gan mà nguy cơ đột quỵ cũng tăng cao. Việc uống rượu mỗi ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mạch máu, khiến tính thẩm thấu của mạch máu giảm, mạch máu dần xơ cứng gây cản trở việc cung cấp máu cho các cơ quan của cơ thể,
Cách phòng ngừa đột quỵ
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước là chất làm sạch và “nạo vét” thành mạch máu tốt nhất. Uống nhiều nước và bổ sung nước cũng là hành động giúp ngăn ngừa đột quỵ. Người lớn cần uống ít nhất 2000 ml nước mỗi ngày để đảm bảo đủ nước cho cơ thể.
Ngoài ra, những người cao huyết áp, lượng đường và mỡ máu cao có thể uống 1 hoặc 2 tách trà mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ xảy ra.
Bổ sung thực phẩm giàu kali
Những người ăn nhiều trái cây tươi và rau quả mỗi ngày có nguy cơ mắc đột quỵ thấp hơn rất nhiều so với những người không ăn, đặc biệt là rau quả chứa nhiều kali. Những loại rau quả chứ nhiều kali có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ rất tốt, giúp điều chỉnh tỉ lệ natri và kali trong tế bào, giảm natri và giữ nước trong cơ thể, giảm tích máu, ngăn ngừa cao huyết áp và đột quỵ xuất huyết.
Những thực phẩm giàu kali bao gồm: rau bina, cà chua, hành lá, khoai tây, chuối, cam, quýt, bưởi..
Bổ sung axit α-linolenic
Axit α-linolenic là một axit béo cần thiết cho cơ thể, làm giảm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấy và triglyceride trong máu, đồng thời tăng lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao để đạt được tác dụng điều hòa lipid máu và hạ huyết áp. Đồng thời, axit α-linolenic có thể hỗ trợ tăng khả năng đàn hồi của mạch máu, giảm lượng tiểu cầu hấp thụ cholesterol, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và xơ vữa động mạch.
Nguồn thực phẩm tốt nhất để bổ sung axit α-linolenic là dầu thực vật tía tô, hàm lượng axit α-linolenic của nó cao khoảng 67% và bạn có thể tiêu thụ 5-10 ml mỗi ngày.
Bổ sung lycopene
Nồng độ lycopene trong máu liên quan đến sự xuất hiện của đột quỵ. Việc tăng nồng độ lycopene trong cơ thể có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ ở nam giới. Chất này được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả chẳng hạn như: cà chua, ớt đỏ, dưa hấu, đu đủ… nhưng cà chua và các sản phẩm từ cà chua là nguồn hấp thụ lycopene lớn nhất.