Cơ thể xuất hiện 2 dấu hiệu ung thư đã rõ, nhưng chị Nhung chủ quan, đến khi bị mệt mỏi, sút cân mới đi khám thì đã muộn.
Bác sĩ Cảnh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đường tiêu hóa và có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về kỹ thuật nội soi và...
Căn bệnh ung thư có thể chữa khỏi nhưng đừng chủ quan
Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Kết quả nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (Globocan) chỉ ra, ung thư trực tràng đứng top 5 về tỷ lệ ca mắc mới và tử vong tại Việt Nam.
Theo Ths.BS Trần Đức Cảnh, khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương, ung thư trực tràng là một trong những căn bệnh ung thư về đường tiêu hóa có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, vì chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo khiến nhiều người phát hiện khi đã bước sang giai đoạn muộn.
Chị Nhung đã chủ quan nên bỏ qua các dấu hiểu bệnh. Ảnh minh họa.
Ngày 28/5, bác sĩ Cảnh đã khám, nội soi đường tiêu hóa cho chị Trần Nhung (37 tuổi). Từ kết quả nội soi cho thấy, chị Nhung đã bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3. “Bệnh nhân này trước đó có các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, đi nặng có nhầy. Đây là 2 dấu hiệu rất rõ của ung thư đại trực tràng”, bác sĩ Cảnh chia sẻ.
Tuy nhiên, chị Nhung chủ quan đã không đi khám và kiểm tra. Gần đây, chị thấy mệt mỏi, sút cân mới biết cơ thể mình có bất thường. Đi khám thì khối u đã to. “Đây là một trường hợp rất đáng tiếc. Đúng là bệnh tật không chừa một ai, nhiều khi không dám nói trước điều gì, chỉ cố gắng cẩn thận nhất có thể mà thôi”, bác sĩ Cảnh khuyến cáo.
Bác sĩ Cảnh cho biết, người mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3 như chị Nhung sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u, nhưng tiên lượng phụ thuộc vào số lượng hạch bạch huyết có chứa tế bào ung thư như thế nào, sau phẫu thuật, chị có đáp ứng tốt các lần vào hóa chất để kiểm soát tế bào ung thư hay không.
Bác sĩ Cảnh khuyến cáo, hiện nay rất nhiều người còn chủ quan với bệnh ung thư, có suy nghĩ mình khỏe mạnh thì không mắc. Bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu sau thì nên đi khám, tầm soát ung thư:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Chán ăn, khó tiêu, đầy bụng trên vùng rốn, ăn không ngon khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân, suy nhược.
- Đi ngoài quá nhiều lần mà không rõ nguyên do.
- Giảm cân bất thường.
- Rối loạn bài tiết phân, đi táo , đi lỏng thất thường.
- Xuất hiện máu trong phân.
Theo bác sĩ Cảnh, nội soi là phương pháp có thể phát hiện ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm nhưng cần làm kỹ mới cho kết quả đúng. Ảnh: BSCC.
Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được bằng thói quen ăn uống lành mạnh
Theo bác sĩ Cảnh, ung thư đại tràng cũng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể hạn chế:
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Người ăn nhiều hơn 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần người ăn ít hoặc không ăn thịt đỏ. Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì. Đây cũng là nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.
Các bác sĩ cho rằng, ăn thịt cá vừa đủ, ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa. Bởi chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ axit folic, tăng cường kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Chất xơ cũng làm giảm pH trong lòng đại tràng, tăng sản xuất các axit béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa.
Theo bác sĩ Cảnh, chế độ ăn nhiều chất xơ, thịt cá vừa đủ là cách giúp ngừa ung thư đường tiêu hóa. Ảnh: BSCC.
Việc nhiều người có thói quen uống các loại đồ uống chứa cồn, nước ngọt có ga cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Hay thường xuyên hút thuốc lá, hít phải khói thuốc lá được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.
Các bác sĩ khuyên, hãy bỏ thuốc lá, hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
“Căn bệnh ung thư đường tiêu hóa có một đặc điểm quái ác. Đó là ở giai đoạn sớm, gần như không có triệu chứng gì đặc hiệu. Do vậy, vai trò của nội soi tầm soát khi bệnh nhân trên 40 tuổi không có triệu chứng rất quan trọng. Ngoài ra, khi rối loạn tiêu hoá, đau bụng kéo dài hoặc tình trạng sức khoẻ ko bình thường, bệnh nhân nên đi khám sớm để được phát hiện, điều trị bệnh kịp thời”, bác sĩ Cảnh khuyến cáo.
* Tên và nghề nghiệp của nữ bệnh nhân đã được thay đổi.
Tin liên quan
Nữ giáo viên ở Đà Nẵng chia sẻ chị đã có một dấu hiệu cảnh báo bệnh từ sớm nhưng do bận rộn nên đã không đi khám ngay.
Rau cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có những loại rau vô cùng giàu protein, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với những...
Có một số loại gia vị được các chuyên gia nhắc nhở nên sử dụng càng ít càng tốt khi nấu ăn, nếu không có thể gây hại cho sức khỏe.
Sau khi nghe bác sĩ thông báo tế bào ung thư tuyến giáp đã di căn đến phổi, Như sợ mình không thể sống được bao lâu nữa nên chủ động chia...
Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Trần Đức Cảnh
Theo các bác sĩ, khối ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm rất nhỏ và chưa sùi loét, vì vậy, khi thực hiện nội soi đường tiêu hóa cho người bệnh, bác sĩ cần thực hiện kỹ và chụp nhiều ảnh...
Bệnh ung thư khác