Hoàng đế Trung Hoa xưa có quyền lựa chọn những cô gái đẹp nhất khắp đất nước để làm cung nữ, phi tần. Các cô gái được tuyển chọn phải trải qua quá trình kiểm tra thể chất nghiêm ngặt trước khi vào cung. Cách khám bệnh cho các cung nữ trước khi nhập cung cũng gây sốc.
1. Tuyển mỹ nữ đúng độ tuổi để lấy kinh nguyệt bào chế “xuân dược”
Đối với những người phụ nữ được chọn vào cung, trước hết phải có yêu cầu rõ ràng về độ tuổi. Chẳng hạn triều nhà Hán khi tuyển mỹ nữ đều yêu cầu phải là những cô gái tuổi trên 13 và dưới 20 tuổi. Đến thời Tam Quốc, vua nước Ngô là Tôn Hạo ra quy định, các mỹ nữ được chọn vào cung ở độ tuổi nhất thiết phải là 15, không hơn không kém. Đến thời nhà Bắc Tề thời Nam Bắc Triều, yêu cầu các mỹ nữ từ 14 tuổi trở lên, 20 tuổi trở xuống. Đến thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, độ tuổi được nâng lên một chút, từ 15 tới 20.
Độ tuổi của các mỹ nhân được tuyển vào cung thường là 13-dưới 20 tuổi. (Ảnh minh họa)
Theo quy luật sinh lý thông thường, 13 tuổi là độ tuổi các cô gái dậy thì, cũng là độ tuổi đẹp nhất. Chính vì vậy, người Trung Quốc thời xưa mới cho rằng, đây là độ tuổi thích hợp nhất để lựa chọn các mỹ nữ cho hoàng đế.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp các hoàng đế giới hạn tuổi của các mỹ nữ được đưa vào cung chỉ còn 11. Đó là chuyện xảy ra vào đời vua Minh Thế Tông Chu Hậu Thông. Theo “Minh Hội Yếu”, một bộ sách 80 quyển ghi chép về điển chương nhà Minh thì Hoàng đế Chu Hậu Thông từ khi lên ngôi cho tới khi lúc từ giã cõi trần đã nhiều lần tổ chức các đợt tuyển mỹ nữ. Các cô gái xinh đẹp trên khắp cả nước có độ tuổi từ 11 đến 16 đều phải tham gia.
Kinh nguyệt của các cô gái mới lớn còn dùng để bào chế "xuân dược". (Ảnh minh họa)
Vì sao Chu Hậu Thông lại bất chấp quy chế của tổ tiên để tuyển chọn những thiếu nữ còn quá trẻ như vậy vào cung phục vụ? Nhiều người nói rằng, nguyên nhân là Chu Hậu Thông tin vào các loại “xuân dược” và thuốc trường sinh bất lão của đạo sĩ. Theo lời những đạo sĩ này thì kinh nguyệt lần đầu tiên của các cô gái có thể dùng làm nguyên liệu để luyện thuốc tráng dương. Vì vậy Chu Hậu Thông đã cho tuyển những cô gái ở độ tuổi trước khi phát dục vào cung để các đạo sĩ có thể có một nguồn nguyên liệu luyện đan dồi dào. Nhiều cô gái chưa tới tuổi dậy thì còn bị đạo sĩ hạ lệnh dùng thuật thúc kinh để có nguyên liệu làm thuốc.
2. Màn thăm khám cơ thể rất nghiêm ngặt
Các mỹ nữ được tuyển vào hậu cung có cần kiểm tra cơ thể hay không? Câu trả lời đương nhiên là có. Sách Hậu Hán Thư - Hoàng hậu kỷ, quyển số 10 có chép về việc Đông Hán Quang Vũ Đế là Lưu Tú phái đại thần giúp mình lựa chọn mỹ nữ bổ sung vào hậu cung. Trong quá trình này, một trong những công đoạn không thể thiếu chính là kiểm tra thân thể. Theo ghi chép trong sách này thì phàm là các cô gái có nhan sắc đều tham gia. Sau khi đã chọn lọc theo yêu cầu, người ta sẽ đưa tất cả các cô gái về hậu cung để tiến hành kiểm tra tiếp và chọn lựa.
Lần tuyển chọn này chủ yếu dựa trên dung mạo. Sau đó lại tiếp tục chọn một lần nữa, mục tiêu là kiểm tra về mặt sinh lý, thực tế là xem các cô gái có trong trắng hay bị khuyết tật nào không. Sau nhiều lần chọn lọc như vậy, người ta mới tìm ra cô gái có dung mạo xinh đẹp nhất để dâng cho hoàng đế “sủng hạnh”.
Các cô gái có cơ thể đáp ứng đủ các tiêu chí mới được nhập cung. (Ảnh minh họa)
Việc kiểm tra cơ thể các mỹ nữ bao gồm những gì? Câu trả lời là toàn bộ và được thực hiện cực kỳ tỉ mỉ, khắt khe. Người được lựa chọn phải là một cô gái hoàn mỹ, không có bất kỳ tỳ vết gì, chỉ một vết bớt nhỏ ở ngực hay một nốt ruồi ở cánh tay cũng ngay lập tức bị loại. Để chắc chắn rằng hoàng đế là người đàn ông đầu tiên sở hữu cơ thể các mỹ nữ, người thực hiện việc kiểm tra đều là các nữ thái giám, tức các nữ quan trong hậu cung.
Theo ghi chép lịch sử, các mỹ nữ phải khỏa thân để kiểm tra. Kích thước của các bộ phận trên cơ thể họ phải hài hòa và cân đối, không được quá béo cũng không được quá gầy, số đo của cầu vai, hông, chân... phải đạt tiêu chuẩn cái đẹp của thời đó. Các tiêu chí quan trọng khác là: kích thước và độ cân xứng của bầu ngực phải đạt mức tối ưu, hình dạng của âm đạo, độ dày của lông mu, số lượng lông nách cũng được kiểm tra kỹ càng. Đàn ông thời xưa tin rằng những cô gái không có hoặc ít lông nách là tốt nhất. Đặc biệt các cung nữ có bệnh trĩ ở hậu môn thì chắc chắn bị loại.
Sau quá trình này sẽ tới bước quan trọng nhất là kiểm tra trinh tiết. Có nhiều phương pháp giám định sự trong trắng của các cung nữ. Trong cuốn "Dụ Thế Minh Ngôn" của Phùng Mộng Long ghi chép về quy trình kiểm tra như sau: Các thiếu nữ phải cởi hết y phục và bước vào một chiếc thùng nước lớn được phủ một lớp tro mịn trên mặt nước. Các nữ thái giám sẽ đốt giấy, hun khói lên mũi hay làm bất cứ cách nào đó khiến cho các tú nữ hắt hơi. Nữ thái giám đứng bên ngoài quan sát, nếu như bột tro trên mặt nước bị bọt khí xô dạt đồng nghĩa với việc tú nữ đã không còn trong trắng, người này sẽ lập tức bị loại.
Thực tế thì việc tổ chức các cuộc tuyển chọn mỹ nữ vào hậu cung của các Hoàng đế diễn ra trên khắp thế giới theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ chỉ ở Trung Quốc với một nền thống trị của các triều đại phong kiến kéo dài hàng ngàn năm thì việc tuyển lựa mỹ nữ cho Hoàng đế mới hình thành những tiêu chuẩn, quy chế và quy trình một cách khắt khe và chi tiết đến vậy.