Loại rau cực tốt cho xương khớp, chữa đau đầu mùa lạnh nhưng hay bị chê vì vị đắng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 20/12/2021 19:10 PM (GMT+7)

Loại rau có vị ngăm ngăm đắng nên ít người ưa thích nhưng lại có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhất là trong mùa đông.

Ngải cứu là loại rau có nhiều tại Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn. Loại rau này không phổ biến trong mâm cơm của các gia đình, nhiều người cũng không thích ăn vì rau có vị đắng. Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến thì ngải cứu lại có công dụng rất tốt với cơ thể, nhất là vào mùa lạnh. 

Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình) cho biết, trong đông y ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau và được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc từ xưa tới nay. 

Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong ngài cứu có nhiều vitamin, trong đó đáng kể nhất là vitamin K. Ngoài ra, lá ngải cứu còn chứa nhiều tinh dầu, các flavonoid, các axit amin như adenin, cholin… Do đó, ngải cứu có tính năng chữa đau nhức đầu, đau nhức xương khớp cực hiệu quả vào mùa đông.

Ngải cứu rất tốt cho xương khớp, chữa đau đầu vào mùa đông.

Ngải cứu rất tốt cho xương khớp, chữa đau đầu vào mùa đông.

Theo lương y Hồng Minh, đặc điểm mùa đông với thời tiết lạnh buốt, nhiều người thường bị đau nhức xương khớp. Khi đó, dùng ngải cứu để chế biến thành các món ăn, vị thuốc sẽ rất tốt. Ngoài ra, những người bị đau nhức đầu do thời tiết lạnh, đau bụng do lạnh cũng đều có thể dùng ngải cứu để hỗ trợ chữa bệnh.

Trong dân gian, nhiều người truyền tai nhau rằng, bà bầu không nên ăn ngải cứu vì có thể gây vấn đề bất trắc trong quá trình mang thai. Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc phụ nữ mang thai ăn ngải cứu có bị sảy thai hay không.

“Do vấn đề vẫn còn tranh cãi, nên tốt nhất phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn loại rau này. Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn. Những tháng tiếp theo, nếu ăn cần tham khảo ý kiến chuyên gia, vì còn tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa và tình trạng mạng thai của từng người…”, lương y Hồng Minh chia sẻ.

Dù ngải cứu có nhiều tác dụng, là loại rau “thập toàn đại bổ” nhưng lương y Hồng Minh khuyến cáo, mọi người không nên lạm dụng. Bởi dù bất cứ loại rau hay thực phẩm nào, dù tốt đến mấy dùng nhiều một lúc hoặc dùng liên tục cũng đều có thể gây nên những tác dụng không mong muốn.

Rất nhiều món ăn tốt cho sức khi kết hợp với ngải cứu nhưng mọi người ít sử dụng.

Rất nhiều món ăn tốt cho sức khi kết hợp với ngải cứu nhưng mọi người ít sử dụng.

Một số bài thuốc tham khảo từ ngải cứu:

- Giảm đau do thấp khớp tấn công vào mùa đông: Lá ngải cứu tươi 50g, lá lốt 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá lốt, ngải cứu, đun lấy nước để nấu cháo. Khi ăn, cho thêm đường đỏ, ăn ngay khi vẫn còn nóng. Ăn liên tục trong 3-5 ngày sẽ giúp giảm đau do bệnh thấp khớp tái phát.

- Đau nhức đầu khi trời lạnh, đau đầu do máu không lưu thông lên não: Ăn trứng gà rán với ngải cứu. Lấy một nắm lá ngải cứu đem thái nhỏ, sau đó trộn với trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đem vào chảo rán chín. Ăn với cơm khi còn nóng sẽ giúp giảm đau nhức đầu do trời lạnh rất tốt.

- Đau bụng do lạnh, phụ nữ có kinh nguyệt không đều, xuất hiện khí hư bất thường: Ăn canh ngải cứu nấu thịt nạc sẽ giúp chữa trị những chứng bệnh này. Theo đó, lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, đem tẩm ướp gia vị tùy thích rồi xào qua, nêm nước, đun sôi, sau đó cho rau ngải cứu vào đun sôi. Tắt bếp, nêm thêm gia vị vừa miệng, ăn với cơm khi còn nóng.

- Trị đau bụng kinh, rong kinh: Hương phụ, ngải cứu, mỗi vị 20-40g, sắc uống. Ngày uống 2 lần, có thể uống dưới dạng bột (4 - 8g) hay dạng cao đặc (2- 4g).

Ai cũng tưởng rau tự mình trồng để ăn là sạch nhất, chuyên gia tiết lộ sự thật ít ngờ
Nhiều gia đình tận dụng ban công, sân thượng để trồng rau vì cho rằng như vậy sẽ có rau sạch để sử dụng. Tuy nhiên, liệu trồng rau theo cách này có...

An toàn thực phẩm

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Hồng Minh