Mỗi khi găp áp lực, stress trong cuộc sống và công việc, chị Hạnh lại "chữa lành" bằng cách đi mua sắm. Chồng chị đã phải đưa vợ vào viện tâm thần điều trị, đồng thời trả khoản nợ không hề nhỏ.
- Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2016 - nay)
- Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương...
Kinh tế kiệt quệ, mâu thuẫn gia đình vì vợ nghiện mua sắm
Chị Trịnh Thúy Hạnh (35 tuổi, quê Ninh Bình), hiện làm công việc môi giới bảo hiểm, nhà đất. Do áp lực doanh số nên chị luôn cảm thấy ngột ngạt, stress. Nhiều lần được chồng khuyên chuyển sang công việc khác để vừa đỡ áp lực, vừa không phải di chuyển nhiều, người phụ nữ này luôn tin vào khả năng của mình và cho rằng “người khác làm được, tôi cũng sẽ làm được”.
Đáng nói, mỗi khi căng thẳng, chị Hạnh lại đi mua sắm khiến số quần áo chất cao, có bộ cả năm chưa mặc tới. Đồ dùng trong nhà cũng ngày càng nhiều, có những bộ đồ bát đĩa cả triệu đồng. Lúc đầu, việc mua sắm chỉ thi thoảng mới diễn ra, nhưng sau đó ngày nào chị Hạnh cũng phải mua một món đồ, nếu không sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu.
Khi chồng góp ý, chị Hạnh giận giữ, quát tháo rằng: “Em không mua cho riêng mình. Mọi thứ em sắm là cho cả gia đình”. Chị thừa nhận, mỗi khi mua sắm, chị cảm thấy tâm hồn thư thái, giải tỏa được áp lực. Thế nhưng, chính điều này khiến việc chi tiêu trong gia đình bị ảnh hưởng, chồng chị Hạnh đã cắt trợ cấp, nhằm hạn chế việc mua sắm “vô tội vạ” của vợ.
Mua sắm không phải cách chữa lành, mà có thể gia tăng nguy cơ "nghiện" hành vi này. Ảnh minh họa.
Mặc dù vậy, chị Hạnh vẫn không chấm dứt việc mua sắm của mình. Chị dùng thẻ tín dụng, vay mượn bạn bè để tiếp tục. Khi khoản nợ lên đến cả trăm triệu đồng, kinh tế kiệt quệ, hai vợ chồng đã xảy ra mâu thuẫn kịch liệt. Sau khi tìm hiểu, chồng chị Hạnh nghi ngờ vợ mắc chứng nghiện mua sắm, nên đã đưa thẳng tới viện tâm thần để thăm khám. Tại viện tâm thần, người phụ nữ này được chẩn đoán bị xung đột mua sắm do rối loạn hỗn hợp lo âu - trầm cảm.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Long - Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, không riêng trường hợp trên, thời gian gần đây có khá nhiều người tới khám vì có hành vi nghiện mua sắm. Theo bác sĩ Long, đa số các trường hợp này được chẩn đoán loại trừ với các rối loạn tâm thần, rối loại lưỡng cực… Phần lớn các bệnh nhân sau khi khám được điều trị nội trú, bác sĩ hỗ trợ về mặt kiểm soát hành vi.
Người nghiện mua sắm thường xuyên bị thôi thúc bởi cảm giác phải mua thứ gì đó. Thông qua việc mua sắm, họ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn, thậm chí, việc này có thể khiến họ quên đi những khó khăn, hay áp lực trong cuộc sống. Mặc dù ngay lúc đó, họ vẫn ý thức được rằng, mua sắm nhiều sẽ tốn tiền, nhưng những ý nghĩ này chỉ xuất hiện thoáng qua, và họ lại tiếp tục lao vào những cuộc mua mới.
Không có tiền nhưng cố vay mượn, dùng thẻ tín dụng để mua sắm là dấu hiệu của rối loạn hành vi, cần đi khám tâm thần. Ảnh minh họa.
Ngày nào cũng thôi thúc phải mua một món đồ là dấu hiệu của bệnh tâm thần
TS.BS Trần Thị Hồng Thu - PGĐ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho cho biết, các bệnh nhân nghiện mua sắm được xếp vào dạng rối loạn hành vi. Thông thường, rối loạn này sẽ xuất hiện kèm những rối loạn sức khoẻ tâm thần như lo âu, trầm cảm. Các rối loạn tâm thần sẽ đượ điều trị trước, sau đó, bệnh nhân được tư vấn để điều chỉnh hành vi nghiện mua sắm.
Thông thường các bác sĩ sẽ giáo dục hành vi mua sắm, phỏng vấn tạo động lực để giải quyết nợ nần chi tiêu quá hạn mức. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần có người thân ở bên để hỗ trợ hạn chế hành vi mua sắm. Ngoài ra, còn có liệu pháp trị liệu nhóm nhằm tạo môi trường có nhiều người bệnh cùng nhau vượt qua hành vi rối loạn này.
Thạc sĩ Yến khuyến cáo, khi có biểu hiện ngày nào cũng thôi thúc phải mua một món đồ thì có thể đã bị nghiện mua sắm. Ảnh: Lê Phương.
Thạc sĩ tâm lý Đặng Thị Hải Yến, Viện sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo, hậu quả rõ nhất của hành vi nghiện mua sắm là không ít chị em gặp khó khăn kinh tế. Lúc rơi vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế, một số ít người có thể tự nhận thức được và thoát khỏi những rối loạn tâm thần. Ngược lại, một số trường hợp sẽ rơi vào tình trạng trầm cảm, suy nhược, rối loạn giấc ngủ, hoảng sợ...
Do vậy, khi chị em có biểu hiện ngày nào cũng phải mua một món đồ gì đó, nhưng mua xong lại không dùng thì cần cảnh giác với chứng rối loạn mua sắm. Khi tình trạng này ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, gia đình, chị em nên tới chuyên khoa sức khoẻ tâm thần để khám và được tư vấn, tránh trường hợp để lại những rối loạn tâm thần nặng khiến việc điều trị khó khăn.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Tin liên quan
Chữa lành là việc nên làm khi nội tâm cơ thể gặp vấn đề, tuy nhiên khi nào nên thực hiện và cách thức ra sao thì không phải ai cũng hiểu.
Các món ăn nhiều dầu mỡ và vị ngọt nhân tạo là nguyên nhân khiến nhiều người dễ tăng cân trong dịp Tết. Do đó, việc lựa chọn những thực phẩm...
Khi gặp bế tắc trong công việc, áp lực về tâm lý, không ít bạn trẻ sẵn sàng nghỉ việc để đi "chữa lành", hành động này liệu có thật sự mang...
Sau khi viết đơn xin nghỉ việc, chị Hoàng Ý Loan bị trầm cảm và chỉ biết “nhốt” mình trong phòng, nghĩ đến những điều tiêu cực. Tới khi bị...
Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe tâm thần
Trầm cảm là một rối loạn tình trạng ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc. Với phụ nữ mang thai, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cả người mẹ và em bé đang phát triển.