Trong sinh hoạt hằng ngày, có thể do tính chất công việc hoặc do những trò giải trí hiện đại mà con người dễ mắc phải những thói quen gây hại xương. Đáng quan ngại hơn là chúng ta cứ nghĩ những hành động này bình thường nên càng ảnh hưởng lâu dài cho sức
Con người khi bước sang tuổi 35, khối lượng xương trong cơ thể sẽ mất dần, đặc biệt sau 55 tuổi, tốc độ mất xương bắt đầu tăng nhanh, dễ bị tình trạng loãng xương. Mối nguy hiểm của loãng xương không gì khác chính là gãy xương, đặc biệt là xương hông.
Loãng xương không chỉ liên quan đến tuổi tác mà còn liên quan đến việc cơ thể thiếu nội tiết tố, thiếu canxi, thiếu vitamin D và thói quen sinh hoạt kém. 7 thói quen xấu dưới đây nhiều người mắc đang đánh cắp khối lượng xương, mọi người hãy sửa chữa kịp thời.
7 thói quen gây hại cho xương
1. Giảm cân quá mức
Bình thường, các tế bào mỡ thích hợp trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành estrogen làm tăng khả năng hấp thụ canxi, thúc đẩy sự phát triển của xương, tránh loãng xương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thích có một thân hình mảnh mai, tìm mọi cách để giảm cân như ăn kiêng quá mức, uống thuốc giảm cân,… khiến hàm lượng chất béo trong cơ thể giảm đột ngột, đồng thời cũng làm suy giảm mật độ xương và gây ra tình trạng loãng xương.
2. Thường xuyên uống rượu
Nhiều người có thói quen uống rượu bia, tuy nhiên rượu bia khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi ở đường tiêu hóa, đồng thời làm suy yếu chức năng của gan và tuyến tụy, dẫn đến cơ thể không đủ vitamin D và canxi. Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nồng độ cồn và làm giảm mật độ xương.
3. Uống quá nhiều cà phê đậm đặc
Mỗi buổi sáng nhâm nhi một cốc cà phê đậm đặc để giúp tinh thần tỉnh táo là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên cà phê chứa nhiều caffein sẽ đẩy nhanh quá trình mất xương và ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Do đó, lượng caffein hàng ngày của người lớn cần được kiểm soát trong khoảng 300 mg, tức là 2-3 tách cà phê.
4. Chế độ ăn nhiều muối
Nhiều món ăn đều không thể thiếu muối, nhưng nếu chế độ ăn của bạn chứa lượng lớn muối cũng sẽ gây hại lớn cho cơ thể, đặc biệt là làm hại xương. Việc ăn quá nhiều muối có thể gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Khi xương bị mất canxi thì chúng sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương. Vì vậy hãy thực hiện chế độ ăn ít muối, lượng muối ăn hàng ngày không được vượt quá 6 gam.
5. Ngồi quá nhiều
Những người ít vận động có nguy cơ bị mất xương nhanh hơn. Lý do là bạn không thể vận động phát triển chất lượng của xương khi mà bạn chỉ ngồi trên ghế sofa.
Giống như cơ bắp, xương của bạn trở nên tốt hơn và phát triển mạnh mẽ hơn khi bạn tập thể dục, đặc biệt là khi bạn thực hiện các hoạt động như đi bộ, leo cầu thang và nâng tạ. Thêm vào đó, tập thể dục có thể giúp tăng cường sự cân bằng, tư thế và sự linh hoạt của bạn, tất cả những điều này có thể giúp giảm nguy cơ bị ngã.
6. Không thường xuyên tắm nắng
Không có vitamin D, xương của chúng ta có thể trở nên mỏng và giòn. Vấn đề là một trong những nguồn vitamin D được cơ thể bạn sản xuấtlà sau khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì vậy nếu bạn không dành đủ thời gian ở ngoài trời, bạn có thể thiếu chất dinh dưỡng này.
Nếu bạn không thể ra ngoài để tắm nắng và hấp thụ vitamin D hàng ngày, hãy nhắm đến ăn các nguồn thực phẩm như cá hồi, lòng đỏ trứng và thực phẩm tăng cường vitamin D.
7. Ăn quá nhiều thịt
Ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho xương. Chế độ ăn nhiều đạm trong thời gian dài sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết canxi từ thận, lâu ngày sẽ dẫn đến mật độ xương, loãng xương. Canxi là yếu tố cần thiết cho xương khỏe mạnh. Cơ thể không tự sản sinh được canxi mà hấp thụ qua thực phẩm và chất bổ sung.
Những biểu hiện cho thấy khối lượng xương bị giảm
1. Đi đứng không vững, răng lung lay
Tình trạng loãng xương sẽ làm giảm khả năng chịu lực của xương, đồng thời làm giảm khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, mật độ xương giảm sẽ khiến xương ổ răng không đủ cứng chắc dễ dẫn đến tình trạng răng lung lay.
2. Đau thắt lưng, chiều cao giảm
Bệnh đau thắt lưng dễ xảy ra ở giai đoạn đầu của quá trình mất xương, đặc biệt cơn đau tăng lên khi sinh hoạt, sau đó sẽ chuyển hóa thành những cơn đau liên tục. Ngoài ra, gãy chèn ép đốt sống cũng có thể khiến chiều cao bị ngắn lại, có thể ngắn hơn vài cm so với chiều cao trước đó.
Tóm lại, trong cuộc sống hàng ngày, mọi người nên đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng, cân đối các chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng canxi cao như sữa, đậu, chế phẩm từ đậu nành, các sản phẩm từ sữa, hải sản, rau lá xanh, trái cây,…
Ngoài ra thường xuyên tập luyện thể dục, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội,… cũng giúp xương chắc khỏe, cải thiện sự dẻo dai của cơ thể và ngăn ngừa té ngã ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, hãy tập với lượng vừa phải và theo nguyên tắc tăng dần đều có thứ tự, không nên tập quá sức một cách mù quáng, nếu không sẽ dễ làm tăng gánh nặng cho xương.